Đi về các vùng miền quê chúng ta thường bắt gặp một loài hoa dại mọc ven đường. Cánh hoa nhỏ và bông tròn màu tím đậm, nở theo cụm. Đó là hoa cúc Bách Nhật, còn có tên gọi khác là Thiên kim hồng, Thiên nhật hồng hay Bách nhật hồng. Ít ai biết loài hoa màu tím này lại có thể được dùng để chữa bệnh. Cúc Bách Nhật có vị ngọt nhẹ, dùng để chữa các bệnh như hen suyễn, cao huyết áp và đặt biệt là bệnh viêm phế quản. Theo dõi bài viết để tìm hiểu sâu hơn về công dụng của cúc Bách Nhật nhé.
Đặc điểm thực vật
Cúc bách nhật là một cây mọc hàng năm, thân mọc thẳng đứng, cao chừng 50cm, thân và lá đều có lông mềm, nhỏ. Thân thô to, hình trụ, trên có phân nhánh, cành hơi hình vuông. Chỗ đốt hơi phình to, mặt hơi có màu tím hồng. Lá đơn, mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng ngược, dài 5-10cm, rộng 2-5cm đầu lá nhọn hay hơi tù, phía cuống thon lại thành cuống. Cụm hoa hình đầu màu tím nhạt hay hồng sẫm hoặc trắng. Đường kính của cụm hoa chừng 1.5-2cm. Mùa hoa: Hạ và thu. Cụm hoa được dùng làm thuốc. Cây này thường được trồng làm cảnh ở các công viên. Mọc và được trồng ở Việt Nam và Trung Quốc tại các nước nhiệt đới khác đều có mọc. Người ta hái hoa phơi hoặc sấy khô.
Các thành phần hóa học và công dụng
Trong cụm hoa bách nhật người ta chiết được các loại betaxyamin trong đó có gomphreninI, gomphrenin II, gomphrenin III, gomphrenin V và gomphrenin VI. Ngoài ra còn có một ít amanthin và izoamaranthin. Cúc bách nhật vị ngọt, có tác dụng chữa ho, hen suyễn, viêm phế quản và đặc biệt là bệnh cao huyết áp.
Cúc Bách Nhật mới được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc chữa hen suyễn đối với người lớn và trẻ con, bụng đầy, tiểu tiện khó khăn, trẻ con sốt quá hóa mê sảng. Liều dùng hàng ngày 6-12g, dưới dạng thuốc sắc, khi uống có thên ít rượu trắng cho chóng dẫn.
Bài thuốc chữa cao huyết áp
Chuẩn bị gồm: 15g hoa cúc bách nhật, 30g hạ khô thảo, 15g cúc hoa, 10g mạch môn, 10g thạch hộc và 10g lá dâu. Sau khi rửa sạch, phơi khô, cho tất cả các vị thuốc trên vào siêu gốm bằng đất nung rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống đủ một thang với đầy đủ các vị thuốc trên, dùng liên tục trong 7-10 ngày sẽ thấy có hiệu quả. Song song với đó, bệnh nhân cao huyết áp cũng cần luyện tập, áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, khoa học để tăng cường sức khỏe.
Ngoài ra, có thể dùng cúc bách nhật để chữa bệnh ho gà với bài thuốc gồm: 6g cúc bách nhật, 4g đu đủ, 5g vỏ quýt, 6g lá húng chanh rồi sắc lấy nước uống ngày ba lần, mỗi lần uống 50 ml, dùng liên tục trong 7 ngày.
Bài thuốc điều trị ho cho các trường hợp bị ngoại cảm phong nhiệt
Chuẩn bị: 20g hoa cúc bách nhật phối hợp với 30g nhót tây (tỳ bà diệp), 10g bạc hà. Cách dùng: Sắc thuốc với 5 cốc nước lớn cho cạn còn 3 cốc. Chia đều ra uống vào các buổi sáng, trưa, tối. Nên uống khi thuốc sắc còn ấm để xoa dịu cơn ho và tình trạng kích ứng trong cổ họng.
Điều trị bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản
- Bài 1: Dùng 10 bông hoa cúc bách nhật tươi ( tương đương 15-20 g hoa khô). Sắc lấy nước đặc uống.
- Bài 2: Kết hợp 20 bông hoa cúc bách nhật tươi với 5 lá ba diệp. Sắc uống
- Bài 3: Sắc hoa cúc bách nhật với kim tiền thảo lấy nước chia uống 3 lần. Liều dùng mỗi vị là 30g.
- Bài 4: Dùng 6g hoa và 9g rễ cúc bách nhật nấu kỹ. Gạn nước uống
- Bài 5: Chuẩn bị 15g hoa cúc bách nhật, nga bất thực thảo và cam thảo dây mỗi vị 30g. Dùng thuốc theo hình thức sắc uống.
- Bài 6: Mỗi ngày sắc uống 1 thang thuốc bao gồm các vị: Cúc bách nhật, tỳ bà diệp, hạnh nhân mỗi thứ 10g, ma hoàng sao 6g.
More Stories
Phát hiện căn bệnh kỳ lạ ở da của đàn cá mập san hô vi trắng
Hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến Trái đất không thể quay về tình trạng cũ
Phát hiện loài cá sấu khổng lồ xuất hiện từ thời tiền sử