Phim Việt “Bố già” của nhà sản xuất Trấn Thành là phim Việt đầu tiên đạt doanh thu hơn 1 triệu USD tại Mỹ. Ngày 15/6, tác phẩm đạt 1,07 triệu USD (tương đương 24,5 tỷ đồng) sau 17 ngày công chiếu. Trong tuần thứ ba, số rạp chiếu phim “Bố già”tăng lên 47 rạp – một kỷ lục đối với phim Việt tại thị trường Mỹ. Đại diện đơn vị phân phối 3388 Films cho biết, kết quả này cho thấy sự ủng hộ của khán giả Việt kiều và tạo đà cho các nhà phân phối trong nước quảng bá phim ra thế giới.
Phim Bố già thành công tại Mỹ
Trấn Thành phấn khởi trước thành tích mới của phim, cho biết không chỉ muốn giới thiệu tác phẩm với lứa khán giả trưởng thành, mà còn muốn chinh phục người xem thế hệ Z (sinh năm 1997 – 2012) tại Mỹ. Diễn viên nói: “Tôi thấy nhiều người trẻ sau khi xem phim đã khóc. Đồng thời, bày tỏ tình cảm với bố mẹ>Các phụ huynh cũng nhận được sự đồng cảm từ con em họ”.
Sau hơn nửa tháng ra mắt ở Mỹ, Bố già nhận được nhiều ý kiến khen, chê. Cây bút Todd McCarthy của tờ Deadline so sánh phong cách diễn xuất của Trấn Thành với Rodney Dangerfield – diễn viên hài người Mỹ. Nhưng “không phải về ngoại hình hay phong cách. Mà vì nhân vật Ba Sang của anh thường bị coi thường, chịu đựng những lời phàn nàn…”. Rodney Dangerfield nổi tiếng thập niên 1980-1990 với các tiết mục hài độc thoại cùng câu nói kinh điển “Tôi không được tôn trọng” (I get no respect). Tuy vậy, Todd McCarthy đánh giá thấp chất hài của phim. Cho rằng Bố già gây cười chủ yếu ở dạng sitcom, hài tình huống.
Khán giả đánh giá cao bộ phim
Trên Imdb, nhiều khán giả Việt ở hải ngoại chấm điểm phim ở tầm trung. Khán giả MovieDo đánh giá: “Diễn xuất và lời thoại gây cảm giác khó chịu ở một số cảnh. Còn lại thì khá tốt. Trấn Thành đóng vai cha già khá hay, tôi thích vai của anh nhất. Tuy nhiên, kịch bản phim gặp một số vấn đề như ‘sến’, dễ đoán. Tình tiết cô bạn gái cũ bị bỏ ngỏ giữa chừng”./
Bố già đạt doanh thu trong nước hơn 400 tỷ đồng sau khi ra rạp trong nước hồi đầu tháng 3. Phim xoay quanh cuộc sống mưu sinh của ông Ba Sang làm nghề chở hàng thuê. Con trai Ba Sang – Quắn (Tuấn Trần đóng) – có lối sống đối lập với ông. Nhiều lần khiến ông trăn trở. Một số diễn viên góp mặt, như: Lê Giang, Quốc Khánh; nghệ sĩ Ngọc Giàu, Lan Phương, Hoàng Mèo, La Thành, bé Ngân Chi… Anh bỏ ra hơn 20 tỷ đồng làm phim. Phim bắt nguồn từ dự án web-drama cùng tên năm 2019. Do Trấn Thành đầu tư bốn tỷ đồng. Bốn tập phim đứng đầu top trending (thịnh hành) của Youtube. Mỗi tập đạt hàng chục triệu lượt xem.
Đại diện hiếm hoi của điện ảnh thương mại Việt Nam
“Bạn từng xem bao nhiêu phim Việt Nam? Hoặc thậm chí chỉ là nghe nói? Với một quốc gia đông dân, từng bị đô hộ vào nửa đầu thế kỷ 20 bởi Pháp. Một trong những quốc gia có nền điện ảnh tiên tiến nhất. Thật ngạc nhiên khi Việt Nam có lịch sử điện ảnh mỏng manh như vậy” – nhà phê bình Todd McCarthy viết hôm 8-6.
McCarthy cho rằng đạo diễn Việt Nam duy nhất từng gây được nhiều dấu ấn trên trường quốc tế là Trần Anh Hùng. Người thành danh vào thập niên 1990 với các bộ phim như Mùi đu đủ xanh và Xích lô.
Với dẫn chứng đó, có thể nói, sự tiếp cận của nhà phê bình kỳ cựu này với điện ảnh thương mại Việt Nam – không phải dòng phim nghệ thuật tham dự liên hoan phim – gần như là con số 0, cho đến trước khi Bố già ra rạp tại Mỹ, ngày 28-5-2021.
Trước Bố già, một phim Việt khác là Hai Phượng (Furie) chiếu thương mại tại Mỹ vào năm 2019 và có bài phê bình trên các trang điện ảnh phổ biến không kém như Hollywood Reporter, Variety. Dù sao, rất khó để một nền điện ảnh chỉ có vài phim chiếu quốc tế rải rác trong vài năm có thể ghi dấu ấn đậm sâu trong trí nhớ giới phê bình quốc tế.
More Stories
‘Người đẹp Tây Đô’ tác phẩm để đời của đạo diễn Lê Cung Bắc
Lê Cung Bắc với loạt vai diễn làm lên tên tuổi
Xúc động với cảnh quay dưới mưa của Thái Hoà trong “Cây táo nở hoa”