Mặc dù đã là rất lâu kể từ khi thời đại tiền sử qua đi, nhưng những bí ẩn mà nó để lại vẫn luôn khiến cả thế giới tò mò. Đặc biệt là thế giới loài vật thời tiền sử. Nhắc đến những động vật đáng sợ thời tiền sử, chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ đến khủng long. Thế nhưng ngoài khủng long vẫn còn một số loài bò sát khổng lồ khác đáng sợ không kém.
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện loài cá sấu tiền sử khổng lồ. Chúng có cơ thể dài gần 7m và từng sống tại lục địa của Australia. Theo nghiên cứu, loài này đã di chuyển dọc trên các đường biển ở phía Đông Nam Úc. Thời gian có thể là đã cách đây hàng triệu năm trước. Đây có thể được xem là một phát hiện có giúp làm rõ về sự tiến hóa của loài bò sát khổng lồ thời tiền sử.
Phát hiện loài cá sấu tiền sử dài tới 7m
Các nhà khoa học cho biết, loài cá sấu tiền sử mới được phát hiện này có thể dài tới gần 7 mét. Nó từng sống trên lục địa Queensland, Australia.
Các nhà khoa học đã phát hiện một loài cá sấu tiền sử khổng lồ mới. Loài này đã đi lang thang trên các tuyến đường thủy phía Đông Nam bang Queensland (Australia). Vào thời điểm cách đây hàng triệu năm trước. Đây được cho là một phát hiện có thể làm sáng tỏ hơn về sự tiến hóa của loài bò sát khổng lồ này.
Theo các nhà nghiên cứu, trong đó có ông Jorgo Ristevski đến từ Đại học Queensland ở Australia. Loài mới, được đặt tên là Gunggamarandu maunala. Đây là một trong những loài cá sấu lớn nhất từng sinh sống ở lục địa này.
Tên Gunggamarandu có nghĩa là “trùm sông” và maunala có nghĩa là “đầu lỗ”. Chúng nhằm đề cập đến khoảng hở lớn hình lỗ nằm ở đỉnh hộp sọ của loài động vật này. Nó đóng vai trò như một nơi để kết nối, gắn cơ.
Phân tích từ các nhà khoa học
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports, các nhà khoa học đã phân tích một phần hộp sọ được khai quật ở Darling Downs vào khoảng năm 1875. Mẫu vật này đã được lưu giữ an toàn trong bộ sưu tập của Bảo tàng Queensland. Trong hơn 100 năm qua.
Mặc dù không thể xác định chính xác kích thước tổng thể của loài bò sát dựa trên phân tích hộp sọ. Nhưng các nhà khoa học tin rằng, tỷ lệ thuận với kích thước hộp sọ. Gunggamarandu maunala có thể có chiều dài khoảng 7 m.
Ông Ristevski cho biết: “Chúng tôi ước tính, hộp sọ sẽ dài ít nhất 80 cm. Dựa trên phép so sánh với các con cá sấu còn sống ngày nay. Con số này cho thấy, tổng chiều dài cơ thể của cá sấu cổ đại là khoảng 7 m“.
Dựa trên phân tích, các nhà khoa học cho biết, kích thước cá sấu Gunggamarandu maunala có thể ngang bằng với loài cá sấu khổng lồ ở Ấn Độ – Thái Bình Dương Crocodylus porosus lớn nhất từng được ghi nhận.
Nghiên cứu không thể ước tính tuổi chính xác của hóa thạch, nhưng các nhà khoa học tin rằng, những chiếc xương có thể có niên đại từ 2 triệu đến 5 triệu năm tuổi.
Bằng cách sử dụng quét CT X-quang, công nghệ kỹ thuật số, các nhà nghiên cứu có thể tái tạo khoang não và làm sáng tỏ các chi tiết giải phẫu bổ sung về loài cá sấu cổ đại này.
Xác định loài cá sấu mới được phát hiện
Các nhà khoa học cho biết, loài cá sấu mới được phát hiện này thuộc về một nhóm bò sát. Nó được gọi là tomistomine hoặc “false gharials”. Trong số đó chỉ còn lại một loài tồn tại cho đến ngày nay với số lượng hạn chế ở Bán đảo Malaysia. Ngoài ra còn một số vùng thuộc Indonesia.
Theo các nhà khoa học, các kết quả nghiên cứu đã gợi ý về một loài cá sấu tomistomine ở châu Âu và Australia từ hơn 50 triệu năm trước.
Ông Ristevski nói: “Dù Nam Cực, Australia là lục địa duy nhất không có bằng chứng hóa thạch về tomistomine. Với việc phát hiện ra Gunggamarandu maunala, chúng ta có thể thêm Australia vào danh sách từng là nơi sinh sống của những tomistomine“.
Loài cá sấu mới được phát hiện có thể sẽ là một khám phá mới để tìm hiểu rõ hơn về các loài bò sát thời tiền sử. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thế giới đó đây qua các bài viết khác nhé.
More Stories
Phát hiện căn bệnh kỳ lạ ở da của đàn cá mập san hô vi trắng
Hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến Trái đất không thể quay về tình trạng cũ
Tác phẩm nghệ thuật từ những viên đá cuội được mọi người yêu thích