25/11/2024

Tin Tổng Hợp | Tin Tức Trong Ngày

Cập Nhật Tin Chính Trị | Kinh Tế | Giải Trí

Những thói quen không tốt cho trẻ cha mẹ nên biết

Những thói quen không tốt cho trẻ cha mẹ nên biết

Khi con mình được khen là những đứa trẻ thông minh, lanh lợi thông qua những thói quen hằng ngày chắc hẳn cha mẹ nào cũng cảm thấy rất tự hào. Tính tình lanh lợi, luôn biết cách giải quyết tình huống, luôn khiến người lớn hài lòng và được bạn bè kính trọng. Tuy nhiên, những đứa trẻ sử dụng sự thông minh của mình để nói dối lấp liếm tội lỗi của bản thân, tìm mọi cách đạt được mục đích của mình.. thì các bậc cha mẹ cần khuyên con từ bỏ nhé!. Đây là những thói quen không tốt này sẽ khiến trẻ xa lánh mọi người, bị xã hội tẩy chay và sau này sẽ không thành công.

Nói dối để lấp liếm tội của mình

Nói dối để lấp liếm tội của mình

Những đứa trẻ thông minh luôn biết cách làm người lớn vui lòng. Đặc biệt khi trẻ lỡ có làm sai gì đó. Vì không muốn bố mẹ tức giận, trẻ sẽ lựa lời nói dối vừa để lấp liếm tội của mìn; vừa xoa dịu để bố mẹ không tức giận. Điều này cho thấy con rất là thông minh và có phản ứng nhanh nhạy trước tình huống bất lợi.

Giả sử sự việc này chỉ diễn ra một vài lần thôi thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Chỉ cần bạn động viên con lần sau nên nói thật là xong. Nhưng nếu sự việc này lặp đi lặp lại thường xuyên thì sao? Đến lúc này, cha mẹ cần khuyên và rèn con từ bỏ thói quen này.

Trẻ cần phải hiểu rằng dùng trí thông minh để che giấu những chuyện xấu. Thì cũng chỉ che được một thời gian mà thôi, sớm muộn gì cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra. Do vậy, tốt nhất, con nên dũng cảm nhận lỗi và tìm cách sửa lỗi. Đó mới chính là cách để con được mọi người tin tưởng và tín nhiệm. Trong xã hội này, khó ai có thể chấp nhận một người đã làm sai lại còn không biết nhận lỗi.

Sẵn sàng tìm mọi cách để đạt được thứ mình muốn

Có khá nhiều cha mẹ tự hào khoe rằng con họ có chỉ số thông minh cao thông qua những thói quen của con. Biết làm cách này cách kia để đạt được mục đích của mình. Sự kiên trì và quyết tâm đúng là một đức tính rất tốt. Giúp ích cho thành công của trẻ sau này. Nhưng nếu để đạt được mục đích mà con lại sẵn sàng làm đủ mọi cách. Kể cả làm hại bản thân như ăn vạ, tuyệt thực, bỏ học hay làm tổn thương người khác như đánh đập. Chửi rủa, lừa lọc thì cha mẹ nên xem lại. Bởi trẻ đang dùng trí thông minh không đúng cách.

Những người thông minh nhưng lươn lẹo, nham hiểm thường không được xã hội trọng dụng và bị người đời coi khinh. Cuộc sống của họ cũng chẳng suôn sẻ dễ dàng gì. Thậm chí, họ còn bị mọi người xa lánh, cho vào “black list”.

Vì thế, để tránh con lớn lên thất bại chỉ vì cái thói “muốn gì được đó”. Cha mẹ nên rèn con vào khuôn khổ. Không phải tất cả những gì con muốn cũng đều có được. Có những thứ con phải bỏ công bỏ sức, phải cố gắng thì mới có. Song, cũng có những việc nó quá sức của con. Hay không thuộc về con thì con nên học cách buông tay.

Luôn xem thường người khác

Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đã từng gặp những người luôn tự cho mình là thông minh nhất. Xem thường tất cả mọi ý kiến của người khác. Và nếu có ai đó lỡ làm sai chuyện gì, họ sẽ nhảy xổ vào bỉ bôi, chê bai. Giễu cợt và phóng to sai lầm đó lên gấp nhiều lần. Mục đích của họ là đè bẹp người khác để vuốt ve cái tôi của bản thân.

Do đó, nếu không muốn con mình trở thành người đáng ghét như vậy, thì ngay từ bây giờ cha mẹ phải rèn giũa con. Rằng trên đời này, núi cao ắt sẽ có núi cao hơn. Con giỏi nhưng cũng sẽ có người giỏi hơn con. Huống hồ gì mỗi người luôn có những thế mạnh riêng của mình. Có thể trong môn học này, bạn không giỏi bằng con, nhưng còn những môn khác, con chưa chắc đã bằng bạn. Làm người cần phải biết khiêm tốn.

Trẻ không chịu chia sẻ đồ với bất cứ ai

Trẻ không chịu chia sẻ đồ với bất cứ ai

Nhiều bà mẹ than phiền bé luôn nói “Của con” khi được yêu cầu chia sẻ đồ chơi hay bánh kẹo của mình cho bất cứ ai khác, nghĩ rằng con ích kỷ. Nhưng thực ra, đây là những nhận thức đầu tiên của con bạn về quyền sở hữu. Đứa trẻ không ích kỷ, đơn giản là cái tôi của bé đang phát triển.

Trước một tuổi, bé sẽ coi bản thân và mẹ là một cá thể giống nhau. Sau đó, khi dần dần cảm nhận được sự tồn tại của bản thân, bé tự phân biệt mình và người khác bằng cách tự sở hữu những thứ của riêng mình.

Việc buộc trẻ phải chia sẻ sẽ phá hủy ý thức “sở hữu cá nhân” mà trẻ đang hình thành. Thậm chí khiến bé có thể hình thành tính dễ dàng đưa đồ của bản thân cho người khác.

Giải pháp của bố mẹ: Không nên lên án hành vi của con hay ép buộc chúng phải chia sẻ. Theo thời gian, dần dần trẻ sẽ hiểu khái niệm chia sẻ, đặc biệt sau giai đoạn 3 tuổi. Khi trẻ dưới 3 tuổi, bạn chỉ cần giúp bé hiểu rằng chia sẻ không có nghĩa là mất đi món đồ, mà món đồ sẽ lại quay trở lại sau khi cho mượn.