Đối với các bậc cha mẹ dạy dỗ con cái chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là một công việc dễ dàng. Trên thực tế, không có cha mẹ nào là hoàn hảo, và tất nhiên ai cũng từng mắc sai lầm. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta biết tìm hiểu và học hỏi để sửa chữa những sai lầm, hoàn thiện bản thân và trở thành những bậc cha mẹ tốt hơn. Cha mẹ cũng nên nhớ rằng không có một tiêu chuẩn hay chứng chỉ nào cho cha tốt, mẹ tốt. Hầu hết mọi người học hỏi từ kinh nghiệm của chính họ hoặc từ các bậc cha mẹ khác để có cách chăm sóc con và nuôi dạy con tốt hơn.
Cha mẹ luôn muốn dạy dỗ con cái tốt
Khi trở thành cha mẹ, chúng ta sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên về việc làm thế nào để yêu thương và nuôi dạy con cho tốt. Nhưng có một điều quan trọng mà không ai nói với bạn. Đó là việc yêu thương, nuôi dạy một đứa trẻ là cả chặng đường dài. Tất cả những gì mà chúng ta nghĩ là tốt đẹp nhất dành cho con. Đây chỉ thực sự có ý nghĩa khi những điều đó mang đến hạnh phúc lâu dài; bền vững cho những đứa trẻ.
Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, hầu hết cha mẹ đều đang tập trung quá nhiều sức lực và tâm trí vào “hiện tại”, vào những việc “cần phải làm ngay trước khi quá muộn”, vào những “cột mốc vàng”, “giai đoạn vàng”; chúng ta nỗ lực để loại bỏ hầu hết các trở ngại trên hành trình con cái lớn lên, chúng ta khao khát kiểm soát cảm xúc của con để chắc chắn rằng chúng luôn hài lòng và vui vẻ, chúng ta thay con đối diện với những khó khăn trong cuộc sống của chúng… để rồi luôn cảm thấy áp lực hay thậm chí đau khổ vì việc nuôi dạy con không được như ý muốn.
Những sai lầm của cha mẹ dạy dỗ con cái
Bố mẹ cho con xem tivi quá sớm
Tiếp xúc với các món đồ điện tử, công nghệ quá nhiều không tốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ dưới 3 tuổi xem tivi thường xuyên có thể bị ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng ngôn ngữ. Điều này khiến trẻ kém giao tiếp và có xu hướng hung hăng hay bắt nạt bạn học.
Không chỉ vậy, xem tivi nhiều cũng ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ. Dẫn đến việc đọc, học toán kém hơn hẳn. Chính vì vậy, bố mẹ không nên cho con xem tivi quá sớm hoặc quá nhiều. Thay vào đó, hãy hướng con đến những hoạt động ngoại khóa, những trò chơi giúp phát triển trí tuệ.
Bố mẹ thường xuyên mắng mỏ, đánh con
Mắng mỏ, đánh đòn chưa bao giờ là cách dạy con đúng đắn. Chẳng những không khiến con ngoan hơn mà hành động này của bố mẹ còn khiến con bị ảnh hưởng nặng nề cả về thể xác và tinh thần. Nghiên cứu năm 2013 của Đại học Pittsburgh (Mỹ) chỉ ra: Trẻ bị mắng mỏ trong một thời gian dài thường khó cảm thấy hạnh phúc. Đồng thời, gặp các vấn đề về hành vi, triệu chứng trầm cảm.
Năm 2016, Đại học Texas (Mỹ) cũng thực hiện nghiên cứu dựa trên 160.000 trẻ em và rút ra kết luận. Đánh đập con cái có thể gây ra các vấn đề sức khỏe tâm lí cũng như khả năng nhận thức. Trong nhiều trường hợp, trẻ bị đánh đập, mắng mỏ thường tự ti, nhút nhát hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Từ đó khó mà thành công trong cả công việc và đời sống cá nhân.
Bố mẹ quá độc đoán
Nhiều bậc cha mẹ có tính cách độc đoán đến mức ép con phải làm theo mọi thứ mình mong muốn. Qua đó, đi theo con đường được định sẵn. Họ không cho con theo đuổi ước mơ của mình. Đồng thời, luôn đặt những quy tắc nghiêm ngặt. Trẻ lớn lên trong gia đình như vậy thường bị áp lực và mệt mỏi. Vì luôn phải sống dưới cái bóng của bố mẹ.
Trẻ dần bị phụ thuộc, không có chính kiến. Trẻ cũng không dám nói lên nguyện vọng của mình. Đứa trẻ như vậy tất nhiên khó mà thành công sau này.
Bố mẹ sử dụng điện thoại quá nhiều khi ở cạnh con
Không ít bậc cha mẹ có 1 thói quen dạy dỗ con cái xấu: Đó là vừa trông con vừa ngồi bấm điện thoại. Chính điều này ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình phát triển của con. Theo đó, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y khoa danh giá Translational Psychiatry cho biết sự phân tâm của bố mẹ khi dùng điện thoại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến con.
Thực tế, có rất nhiều trường hợp trẻ bị thương trong quá trình chơi đùa. Đó là bởi bố mẹ không hề để mắt đến con. Mà chỉ chăm chăm vào chiếc điện thoại trên tay. Bên cạnh đó, sóng điện thoại ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Tiếp xúc với sóng điện thoại trong phạm vi gần có thể khiến trẻ kém thông minh, khó ngủ,…
Bố mẹ không khuyến khích con học tập
Nếu muốn con học tốt, bố mẹ cần không ngừng khuyến khích. Đồng thời, đưa ra những lời ngợi khen (tất nhiên phải hợp lý, tránh quá mức) để con có động lực hơn. Việc luôn được bố mẹ công nhận những nỗ lực cũng khiến con không ngừng phấn đấu. Đồng thời, có kết quả học tập tốt hơn. Ngược lại, nếu bố mẹ lúc nào cũng hờ hững, không thực sự quan tâm đến con. Thì chẳng mấy chốc con dễ dàng chán nản. Thành tích vì vậy tụt lùi, khó mà bằng với chúng bạn.
More Stories
Bạn cho rằng ngôn ngữ tình yêu có quan trọng trong mối quan hệ không?
Đàn ông có thật sự “nghén” khi vợ mình mang thai?
Thời đại ngày nay, phụ nữ không muốn sinh con vì quá áp lực