Trẻ em giống như tờ giấy trắng, mọi hành động của trẻ, chúng tiếp thu mọi thứ chúng ta làm, mọi điều chúng ta nói. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến lời nói và việc làm của bản thân, tránh để con cái bắt chước làm điều xấu. Đặc biệt là những hành động liên quan đến cử chỉ cảm xúc của cha mẹ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính cách cũng như hành động của con. Những hành động của con như là tấm gương phản chiếu lại cách hành động của cha mẹ hằng ngày. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy chú ý hơn đến những hành động của mình, đặc biệt là cử chỉ thân mật quá mức.
Câu chuyện thực tế
Vợ chồng chị Tiểu Trương (Trung Quốc) có một cậu con trai nhỏ rất kháu khỉnh, đáng yêu. Một hôm, cả hai dẫn con cùng đi siêu thị mua đồ. Trong khi bố mẹ đang mải lựa chọn những món đồ nhu yếu phẩm cần mua thì con trai lẽo đẽo theo sau.
Khi vợ chồng Tiểu Trương quay lại bỗng bắt gặp một cảnh tượng lạ của con trai. Cậu bé đang nhìn chăm chăm vào một bức ảnh. Thấy trên ảnh có in hình một cô gái xinh đẹp, cậu nhóc liền lại gần, áp sát vào bức ảnh. Đồng thời, sờ rồi liên tục hôn bức ảnh cô gái. Những người xung quanh thấy vậy liền lắc đầu ái ngại. Còn đôi vợ chồng trẻ thì đỏ bừng mặt. Cả hai vội vàng ôm con đến quầy thanh toán tiền để ra về.
Hơn ai hết, vợ chồng Tiểu Trương hiểu rõ vì sao con trai lại có hành động lạ. Đó là bởi vợ chồng chị ở nhà thường có những hành động thân mật thái quá trước mặt con. Đặc biệt có hôm cậu bé tỉnh giấc bắt gặp cảnh nhạy cảm của vợ chồng anh chị. Có lẽ vì vậy mà bé bắt chước y hệt hành động của bố mẹ.
Sau hôm đó, vợ chồng Tiểu Trương chú ý đến mọi lời nói, hành động trước mặt con. Cả hai không bao giờ âm yếm quá mức trước mặt cậu bé. Để tránh con không bị ảnh hưởng về mặt tâm lý.
Trẻ nhỏ biết nhiều hơn chúng ta tưởng
Trong đời sống hàng ngày, rất nhiều phụ huynh vô tư thể hiện tình cảm trước mặt con. Bởi họ cho rằng: “Trẻ nhỏ thì đã biết gì?”. Thực tế, trẻ biết nhiều hơn chúng ta tưởng. Theo Sigmund Freud – Bác sĩ thần kinh, nhà tâm lý học nổi tiếng người Áo. Con người ai cũng có những sự tò mò, bắt chước, rung động trước người khác giới và những cảm xúc này có từ khi 3 tuổi.
Khi nhìn thấy những hành động thân mật của bố mẹ. Trẻ có thể tò mò và bắt chước theo dù bản thân không hề biết khái niệm. Ý nghĩa của những việc làm đó.
Chính vì vậy bố mẹ cần chú trọng việc giáo dục giới tính cho con từ nhỏ. Bắt đầu bằng những việc đơn giản như dạy cho biết đâu là những bộ phận riêng tư. Đồng thời, không được cho người lạ chạm vào. Đồng thời bố mẹ cần thận trọng trong việc thể hiện tình cảm; tránh để cho con bị những ảnh hưởng về mặt tâm sinh lý.
Vậy bố mẹ nên thể hiện tình cảm qua các hành động như thế nào?
Tất nhiên, những hành động thể hiện tình cảm của bố mẹ trước mặt con phải phù hợp: Chỉ nên dừng lại ở mức độ ấm áp và ngọt ngào vừa đủ, chứ không thể suồng sã hay thân mật quá đà như khi ở trong phòng ngủ. Cụ thể là:
Nắm tay: Bố mẹ có thể nắm tay nhau khi cả nhà cùng xem truyền hình, hoặc những khi cả nhà đi bộ cạnh nhau. Và hãy nắm cả tay con khi có thể. Trong suy nghĩ của con sẽ tạo dựng được hình ảnh gia đình mình là một thể hoà quyện thống nhất.
Những cái ôm nhẹ giữa bố mẹ với nhau và cả với con cái, sẽ thể hiện được sự quan tâm và tin tưởng lẫn nhau trong gia đình. Khi cả nhà có thể thoải mái trao cho nhau những cái ôm, khi con lớn lên tiến gần đến tuổi dậy thì, con sẽ biết rằng mình có thể tìm đến bố mẹ bất kỳ lúc nào cảm thấy bất ổn.
Nói những lời yêu thương và tình cảm: Không chỉ giữa bố mẹ với nhau, mà hãy nói với cả con. Mỗi tối hãy chúc con ngủ ngon kèm theo lời nhắn “Bố mẹ yêu con”, và khuyến khích con cũng nói lại “Con yêu bố mẹ”. Khi đã hình thành được thói quen nói ra cảm xúc của mình, con sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc diễn đạt những cảm xúc khó nói khác để cho bố mẹ hiểu con.
More Stories
Bạn cho rằng ngôn ngữ tình yêu có quan trọng trong mối quan hệ không?
Đàn ông có thật sự “nghén” khi vợ mình mang thai?
Thời đại ngày nay, phụ nữ không muốn sinh con vì quá áp lực