Trong việc giáo dục và nuôi dưỡng con cái hàng ngày, sẽ có rất nhiều vấn đề mà các bậc cha mẹ cần phải quan tâm. Chúng thậm chí có nhiều điều xảy ra mà không thể tránh khỏi. Để có thể giáo dục chăm sóc con cái hiệu quả các bậc cha mẹ cần quan tâm và chú ý đến lời nói và việc làm của trẻ. Có rất nhiều tình huống trẻ gặp vấn đề về sức khỏe, tâm lý … nhưng cha mẹ không hề hay biết vì chưa quan sát và chú ý đến lời nói của trẻ. Khi con trẻ nói những lời nói như: Bố mẹ đừng cãi nhau nữa, mẹ đừng đi… thì các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý nhé!
Nguyên nhân nảy sinh tâm lý
Người lớn thường nghĩ trẻ con thì vốn dĩ vô tư không suy nghĩ, giận đó rồi chốc sau cũng sẽ lại quên. Tuy nhiên, trên thực tế, dấu hiệu trầm cảm ở trẻ hiện nay có xu hướng tăng, nếu cha mẹ không chú ý, có thể vô tình đẩy con mình vào con đường nguy hiểm.
Nguyên nhân có thể đến từ kỳ vọng quá nặng nề của bố mẹ trong việc học tập của con, luôn muốn con cái phải học giỏi, quản lý con mọi lúc mọi nơi, so sánh con với anh em, bạn bè cùng trang lứa… Nhiều trẻ không thể chịu được áp lực cao, bắt đầu có những vấn đề xảy ra trong tâm lý và thể chất.
Nỗi sợ vô hình
Những lời hù dọa trẻ được coi là một trong những điều cấm kị trong quá trình giáo dục con cái. Chúng chính là yếu tố khiến con bị ảnh hưởng tâm lý lâu dài. Thậm chí còn là nguyên nhân gieo rắc cảm giác thiếu an toàn cho trẻ. Có rất nhiều cha mẹ thường xuyên sử dụng việc hù dọa để con chịu nghe lời. Đây được coi là sự thiếu hiểu biết cũng như bất lực mà một người cha và người mẹ làm. Khi con không chịu hiểu và chịu nghe lời phụ huynh, rất dễ dàng sẽ nhận được những lời hù dọa. Đa số các câu thường gặp như “Nếu con không nghe lời mẹ, con sẽ bị ma đến bắt”.
Đây chính là lời nói khiến cho bé cảm thấy bị ám ảnh. Mặc dù lúc đó có thể bé vẫn không hiểu được ma là gì và là ai. Tuy nhiên chúng dường như đang tạo nên một nỗi sợ vô hình cho trẻ. Chính vì thế mà về sau con bạn dường như thường sẽ không dám hành động theo ý mình. Thậm chí mỗi lần nhắc đến chuyện ngủ con thường sẽ rất sợ bị ai đó bắt đi mất. Vì vậy niềm tin và cảm giác an toàn ở bé dường như biến mất. Và cha mẹ thậm chí còn rất khó có thể xóa đi sự sợ hãi tâm lý này của con. Dưới đây chính là 3 câu nói thể hiện sự ám ảnh tâm lý của bé mà cha mẹ tuyệt đối phải lưu ý để sửa chữa và giải quyết.
Những lời nói của con cái bố mẹ cần chú ý
“Bố mẹ đừng cãi nhau nữa!”
Mâu thuẫn và cãi nhau gay gắt trước mặt con cái là điều khó có thể tránh khỏi trong hôn nhân. Rất nhiều đứa con đã từng chứng kiến cảnh cha mẹ mâu thuẫn với nhau. Thậm chí là còn có những cuộc ẩu đả khiến con dần trở nên ám ảnh. Đó chính là nguyên nhân cần đặc biệt lưu ý, chúng khiến tâm lý con bị ảnh hưởng xấu và cực kì tiêu cực.
Vì vậy hãy luôn đặt ra quy tắc trong việc không cãi nhau trước mặt trẻ. Đây chính là một nguyên tắc ngầm trong gia đình giữa cha mẹ mà ai cũng phải tuân thủ. Đừng cho rằng con còn quá nhỏ và không thể hiểu được chuyện. Khi mẹ và cha cãi nhau, người chịu nhiều tổn thương là trẻ, trẻ con rất nhạy cảm. Thậm chí điều này còn khiến bé nghĩ đến việc tình cảm gia đình bị chia cắt. Và chính bé là người bị ra rìa trong gia đình.
“Mẹ đừng đi – Mẹ đừng rời xa con!”
Nếu bé thường thốt ra câu nói “Mẹ đừng rời xa con”, thì cha mẹ nên an ủi và vỗ về trẻ. Đặc biệt là những lúc như đi học, đi ngủ, mẹ nên tìm ra nguyên nhân khiến con nói câu này. Nếu con nhất quyết không để bạn đi hãy hỏi rõ con nguyên nhân là gì.
Điều này có thể là do bị bạn bè bắt nạt hoặc trẻ không quen với điều gì khi thực hiện hành vi đó. Nguyên nhân và nguồn gốc chính là thứ bạn cần phải nắm và giải quyết chúng. Điều này sẽ giúp con tránh được hậu quả xấu sau này. Đồng thời giúp con tránh xa việc tâm lý bị ảnh hưởng.
“Con không ngủ được, phòng tối quá!”
Tính tự lập là một trong những đặc tính cần phải có ở mỗi đứa trẻ. Việc này thường được các cha mẹ rèn dũa con thông quá chuyện ngủ riêng. Cha mẹ nên nhớ rằng việc thay đổi thói quen là một trong những điều không hề dễ dàng gì. Đặc biệt là thói quen của một đứa trẻ. Thông thường nhiều bé sẽ thốt lên câu con không ngủ một mình được. Chính vì thế con rất cần sự quan tâm và an ủi từ cha và mẹ.
Bóng đêm thường là một nỗi sợ vô hình với hầu hết những đứa trẻ mà mẹ cần lưu ý. Nhiều bé sẽ cảm thấy khó ngủ và không quen với việc ngủ riêng trong thời gian đầu. Tuy nhiên bạn không nên mềm lòng mà cho bé ngủ cùng trở lại. Hãy vỗ về, khiến trẻ an tâm bằng cách kể truyện cho trẻ nghe. Sau khi bé ngủ mẹ hãy nhẹ nhàng rời đi để bé tập làm quen với việc này.
More Stories
Bạn cho rằng ngôn ngữ tình yêu có quan trọng trong mối quan hệ không?
Đàn ông có thật sự “nghén” khi vợ mình mang thai?
Thời đại ngày nay, phụ nữ không muốn sinh con vì quá áp lực