Theo nghiên cứu, để thành công, chúng ta không chỉ cần IQ mà còn cần cả EQ. Nói một cách đơn giản, trí tuệ cảm xúc là trí thông minh cảm xúc của mọi người. Những người có EQ cao có thể nhìn nhận, đánh giá và điều tiết tốt cảm xúc của chính mình và của người khác. Vì vậy, họ luôn được mọi người yêu mến, công việc và cuộc sống cá nhân ngày càng hanh thông. Nhiều bậc cha mẹ vui mừng khi thấy con mình cư xử tốt và cho rằng con mình có trí tuệ cảm xúc cao. Nhưng trên thực tế, những hành động này không xuất phát từ sự khôn ngoan, mà từ những gì bạn đang trải qua mà đây có thể con trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý.
Trẻ luôn cố gắng làm vui lòng cha mẹ
Nhiều đứa trẻ luôn cố gắng làm vui lòng cha mẹ bằng mọi cách, và bỏ qua cảm nhận, suy nghĩ của bản thân. Chẳng hạn trẻ thích học các môn nghệ thuật nhưng cha mẹ lại hướng cho trẻ học thể thao. Dù không muốn nhưng trẻ vẫn cố ép bản thân phải học để bố mẹ vui lòng.
Trẻ cố hết sức để đáp ứng như cầu, mong muốn của cha mẹ. Đồng thời, luôn nhìn sắc mặt của người lớn trước và sau khi làm bất kỳ việc gì. Nhiều cha mẹ thường nhầm rằng, con mình ngoan ngoãn, hiếu thảo, biết suy nghĩ cho người khác.
Nhưng thực chất đây lại là hành động cho thấy con đang thiếu vắng tình yêu thương của cha mẹ. Sự mất an toàn khiến con luôn lo lắng và cố gắng hết mức để bố mẹ vui. Sự an toàn của trẻ đến từ cảm giác được bố mẹ khen ngợi. Lâu dần, trẻ trở nên không có ý kiến, bỏ qua mọi nhu cầu cá nhân của mình.
Trẻ không bao giờ đòi hỏi bố mẹ về mặt vật chất
Nhiều cha mẹ thường tự hào kể với mọi người, việc con mình chẳng bao giờ đòi hỏi bố mẹ mua cho thứ gì. Tất nhiên trẻ ý thức được kinh tế gia đình và biết sống tiết kiệm. Không đòi hỏi bố mẹ quá nhiều là tốt. Nhưng trước khi khen ngợi, bố mẹ cần tìm hiểu xem, việc con không đòi hỏi phải chăng xuất phát từ việc con cảm thấy thiếu tình thương.
Trẻ nhỏ về bản chất rất ngây thơ và đơn giản. Trẻ thường đòi bố mẹ mua cho những món đồ chơi xinh xắn nhìn thấy trên đường. Nếu một đứa trẻ không bao giờ đòi hỏi gì. Thậm chí là khi được người khác cho đồ thì cha mẹ cần xem xét lại. Rất có thể, trẻ đang cảm thấy thiếu vắng tình yêu thương. Trẻ sợ bố mẹ không còn yêu thương mình nên không dám đòi hỏi bất cứ thứ gì, dù là nhỏ nhặt nhất.
Nếu nhận thấy con có 2 dấu hiệu trên thì bố mẹ cần chú ý quan tâm. Chia sẻ với con nhiều hơn. Hãy thể hiện tình cảm của bạn với con. Khi trẻ phạm lỗi, thay vì quát mắng. Cha mẹ hãy bình tĩnh, từ từ an ủi trẻ rồi phân tích những điều đúng sai.
Hãy nói cho trẻ biết, dù bố mẹ có phạt thì cũng bởi thương yêu và muốn trẻ lớn lên biết phép tắc. Học được cách cư xử đúng đắn. Quan trọng nhất, bố mẹ không nên so sánh con trẻ với những đứa trẻ khác. Bởi điều này có thể “bóp vỡ” lòng tự trọng của con. Đẩy mối quan hệ cha mẹ con cái ngày càng xa hơn.
Trẻ có tính ích kỷ
Một số đứa trẻ có tính chiếm hữu cao từ khi còn nhỏ. Dù ở nhà hay ra ngoài, chúng sẽ không cho người khác chạm bất cứ đồ vật nào mà chúng thích. Thậm chí cha mẹ cũng không làm gì được. Đừng cho rằng đây là phản ứng bảo vệ bình thường mà đó chính là biểu hiện của EQ thấp. Trẻ có tính ích kỷ, không biết chia sẻ và chỉ thích giành hết mọi thứ về phần mình có nghĩa là trẻ không thể đối phó với các mối quan hệ giữa các cá nhân và không xem xét cảm xúc của người khác. Trong xã hội, những người ích kỷ như thế này sẽ không nhận được sự nể trọng, không ai muốn kết giao và dần trở nên cô độc.
Mỗi bậc cha mẹ chúng ta đều mong rằng con của mình sẽ là người chu đáo, giỏi giang, biết đối nhân xử thế, ra đường được người lớn yêu thương, được bạn bè đón nhận. Để có được điều này không phải chuyện một sớm một chiều mà đó là cả quá trình phụ huynh phải rèn luyện và hướng dẫn cho con mình phát triển một cách đúng đắn, đặc biệt là quan tâm đến việc phát huy trí tuệ cảm xúc của trẻ.
More Stories
Bạn cho rằng ngôn ngữ tình yêu có quan trọng trong mối quan hệ không?
Đàn ông có thật sự “nghén” khi vợ mình mang thai?
Thời đại ngày nay, phụ nữ không muốn sinh con vì quá áp lực