Đậu đen chắc đã quá quen thuộc với nhiều người, xuất hiện với công dụng chính là làm chè giải nhiệt ngày hè. Nhưng chắc chắn ít ai biết được rằng đậu đen còn được ví như bài thuốc chữa nhiều loại bệnh.
Tính mát của đậu đen phát huy tác dụng tuyệt vời giúp hạ nhiệt, thanh mát cơ thể, thải độc gan. Với chị em phụ nữ thì chúng hỗ trợ quá trình giảm cân, làm đẹp, săn chắc cơ thể, ngăn ngừa tàn nhang, chống lão hóa.
Tính ngọt, tính bình hỗ trợ điều trị thận yếu, đái tháo đường, trĩ ra máu,… hay ngộ độc rau quả. Dưới đây là một vài công thức biến tấu từ đậu đen, cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Đặc tính của đậu đen
Đậu đen có 2 loại: Loại trắng lòng và loại xanh lòng. Thứ xanh lòng dùng làm thuốc rất tốt. Đậu đen có vị ngọt, tính mát hơi hàn. Tác dụng trừ phong, trừ thấp, thanh nhiệt, bổ thận, chỉ huyết. Nó còn có tác dụng giải độc, làm tăng cường sinh lực, nhuận da thịt, chống viêm nhiễm, đen râu tóc…
Đậu đen được dùng làm thuốc từ lâu đời. Cách sử dụng, cách chế biến cũng rất đa dạng. Sau đây là một số bài thuốc hay từ đậu đen phòng, chữa bệnh.
Bài thuốc từ đậu đen
Bị phong do thời khí, ảnh hưởng đến phế làm mất tiếng
Đậu đen sao cho bốc khói 30g, thạch xương bồ 16g, huyền sâm 16g, mạch môn 12g, cát cánh 12g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hoặc dùng đậu đen chế ra rượu đậu, làm như sau: Chuẩn bị trước 1 bình sành và một chai rượu trắng (700ml), đậu đen xanh lòng 150g. Rang đậu đen cho bốc khói, đổ rượu và đậu vào bình sành, đậy nắp lại. Dùng trấu, đất và nước nhào cho nhuyễn rồi trát miệng bình cho thật kín. Sau đó đem chôn bình xuống đất ít nhất được 45 ngày. Mở bình ra lấy nước rượu cho bệnh nhân uống ngày 2 lần, mỗi lần 15 – 20ml. Công dụng: Trừ phong thông đạt và phục hồi chức năng của phế khí.
Đau thần kinh vai cổ do bị nhiễm lạnh
Đậu đen (sao thơm) 30g, phòng phong 12g, kinh giới 16g, tế tân 6g, xuyên khung 12g, khương hoạt 12g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Đau răng do nhiệt miệng
Đậu đen (sao) 40g, hoàng cầm 10g, chi tử 12g, tía tô 16g, ngân hoa 10g, đinh lăng 16g, chỉ xác 8g. Các vị cho vào nồi, đổ nước 600ml, sắc lọc bỏ bã lấy 20ml. Chia 3 – 4 lần uống trong ngày.
Đại tiện ra máu
Đậu đen 200g, nấu chín kỹ ăn trong ngày. Hoặc đậu đen (sao) 30g, cỏ mực 20g, trắc bách diệp 16g, thục địa 16g, hoa hòe (sao) 12g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Đau mắt đỏ do phong nhiệt
Đậu đen (sao thơm) 20g, lá dấp cá 20g, thạch xương bồ 16g, cúc hoa 10g, tang diệp 20g, xa tiền thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Dưỡng nhan, chữa da khô, tóc bạc sớm
Đậu đen (sao thơm) 30g, hà thủ ô 16g, cỏ mực 20g, thiên môn 20g, thục 20g, đương quy 16g, đỗ trọng 10g, táo nhân (sao đen) 16g, táo tàu 6 quả, tang diệp 16g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Đau đầu, ù tai, chóng mặt, giảm trí nhớ
Đậu đen sao chín cho vào túi vải. Dùng gối đầu. Công dụng: dưỡng thận, an thần, điều hòa dương khí.
Chữa bệnh viêm gan mãn tính
Dùng 100 gram đậu đen, đem rửa sạch rồi đem nấu cùng với một lượng nước vừa đủ để lấy phần nước để uống thay cho nước trà.
Chữa rối loạn tiền đình
Dùng 30 gram đậu đen cùng với 45 gram ngải cứu và 1 quả trứng gà tươi. Đem đậu đen và ngải cứu sắc lấy nước để dùng, đồng thời luộc trứng cho chín. Người bệnh ăn trứng và uống nước sắc.
Chữa chứng ra nhiều mồ hôi do suy nhược cơ thể
Dùng đậu đen và phù tiểu mạch mỗi vị 30 gram cùng với 15 gram đại táo. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ để lấy nước dùng. Hoặc người bệnh có thể sử dụng 60 gram đậu đen và 30 gram hoàng kỳ.
More Stories
Không chỉ có cam, những loại trái cây sau cũng giàu vitamin C không kém
Giải rượu bia nhanh, an toàn bằng những thực phẩm quen thuộc
Giữ gìn một cơ thể khỏe mạnh bằng những nguyên tắc ăn uống hợp lý