Dâu tằm đã quá phổ biến với người Việt với công dụng chính là loại trái cây giải nhiệt ngày hè. Một cốc nước dâu mát lạnh giúp xóa tan cái nắng gắt, oi bức của ngày hè, tinh thần sảng khoái, thư giãn. Nhưng ngoài công dụng giải khát thì chúng còn có thể dùng như chất “xúc tác” chữa bệnh.
Nguồn gốc từ tự nhiên nên người bệnh hoàn toàn có thể an tâm sử dụng, phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già. Những người bị bệnh cao huyết áp, hen suyễn, đau mắt, hay rụng tóc, hói đầu,… đều có thể điều trị hiệu quả sau “liệu trình” phù hợp.
Dưới đây là một vài bài thuốc chế biến từ dâu tằm, hy vọng có thể mang đến giải pháp chữa trị kịp thời.
Một số bài thuốc từ dâu tằm
Chữa thong manh, đau mắt
Lá dâu tươi đem về giã nát, phơi khô, đốt thành than, nấu lấy nước rửa mắt. Để chữa đau mắt gió hay chảy nước mắt: Lá dâu hái vào tháng Chạp, hãm lấy nước rửa hằng ngày.
Chữa đau nhức
Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt chưa dứt đã vội động phòng, sinh chứng toàn thân đau nhức như dùi đâm. Có thể chữa bằng bài thuốc: lá dâu già, lược gãy, nệm rách, tóc rối liều bằng nhau, đem đốt tồn tính, tán nhỏ. Mỗi lần uống 3 đồng cân (khoảng 12g) với nước nóng.
Chữa bệnh hen suyễn
Cần chuẩn bị lá cây dâu tằm, lá cây thầu dầu, trấu tán nhỏ. Sau đấy thắng mật lên và vo thành những viên nhỏ bằng đầu đũa. Mỗi lần sử dụng nên uống 1 viên với nước ấm trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Cây dâu tằm chữa bệnh huyết áp cao
Chế biến thành những món ăn bằng nguyên liệu sau: trai sông, lá dâu, nấm hương, hành khô. Dùng những nguyên liệu kể trên để nấu cháo ăn hàng ngày vào mỗi buổi sáng. Chúng sẽ giúp điều hòa huyết áp được tốt hơn.
Lợi tiểu, chữa đi đái nhiều lần
Sử dụng những tổ bọ ngựa có trên thân cây dâu để nướng khô, tán nhỏ. Sau đó pha với khoảng 1 chén rượu lúc đói để uống.
Ngăn ngừa rụng tóc, hói đầu
Dùng quả cây dâu tằm sắc lấy nước hoặc có thể ngâm với đường để uống thay cho nước giải khát. Quả dâu giã nát lấy nước dùng để gội đầu.
Chữa viêm tuyến vũ ở chị em phụ nữ
Để chữa trị căn bệnh này chúng ta có thể dùng 1 nắm đọt dâu non giã nhỏ đắp vào chỗ vú bị viêm nhiễm.
Ra mồ hôi trộm ở trẻ em, ra mồ hôi ở bàn tay người lớn
Lá dâu non nấu canh với tôm, tép hoặc dùng lá dâu bánh tẻ 12g, cúc hoa, liên kiều, hạnh nhân đều 12g, bạc hà, cam thảo đều 4g, cát cánh 8g, lô căn 20g, sắc uống.
Tẩy sán xơ mít
Dùng dao tre cạo lấy vỏ trắng cành dâu 3 nắm, nước 3 bát, sắc lấy một bát. Tối hôm trước phải nhịn ăn, sáng sớm uống lúc bụng đói, sán sẽ ra hết. Uống 2 – 3 lần.
Trị ho lâu ngày, ho khan, ho ra máu
Cho đến hiện tại, người ta vẫn còn truyền nhau rằng rễ của cây dâu tằm là “thần dược” trị ho rất hiệu quả. Rễ cây dâu tằm đào lên, rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ lõi ở bên ngoài. Sau đó đem ngâm với nước gạo trong vòng 24 giờ. Sau đó, phơi trong bóng mát rồi sao vàng hạ thổ để trừ khử chất độc.
Mỗi khi bị ho, bạn có thể lấy khoảng 10 – 16g rễ dâu tằm sắc nước uống. Nếu ho dai dẳng lâu ngày, thêm vào đó 10g rễ cây chanh (cũng làm sạch, phơi khô, sao vàng hạ thổ) để thuốc tăng thêm công dụng chữa bệnh.
Chú ý khi sử dụng cây dâu tằm chữa bệnh
- Không dùng cây dâu tằm trong trường hợp cơ thể suy yếu, ho không đờm, ho do lạnh không có nóng sốt.
- Người bị đau bụng, tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân.
- Phụ nữ đang cho con bú không dùng các vị thuốc từ cây dâu tằm.
- Người bệnh viêm tiết niệu, có bệnh liên quan đến thận, bàng quang, mộng tinh không dùng.
More Stories
Không chỉ có cam, những loại trái cây sau cũng giàu vitamin C không kém
Giải rượu bia nhanh, an toàn bằng những thực phẩm quen thuộc
Giữ gìn một cơ thể khỏe mạnh bằng những nguyên tắc ăn uống hợp lý