“Chinta na kare mai hoon na” (Cha đừng lo, có con đây) – Jyoti Kumari, học sinh lớp 8 đã nói đơn giản với cha như vậy. Sau khi ông than vãn chuyện không có tiền về quê. Và cũng chẳng có xe cộ gì. Bé Jyoti leo lên xe từ Gurgaon, gần thủ đô New Delhi chở người cha phía sau. Ông ôm túi hành lý nhỏ đựng vài bộ quần áo để về quê nhà. Câu chuyện của hai cha con đã làm lay động không chỉ người dân Ấn Độ mà còn cả ở nhiều nước khác. Và được ghi nhận như câu chuyện của của nghị lực, tình yêu thương gia đình.
Mua xe và lên đường
“Tôi không còn cách nào khác”, cô Jyoti Kumari hôm 24.5 chia sẻ với giới truyền thông Ấn Độ. Trong tình trạng vẫn mệt lả sau chặng đường dài. “Chúng tôi ắt hẳn không sống nổi nếu không đạp xe về quê”.
Điều mà nữ sinh 15 tuổi lo sợ là hai cha con có lẽ đã chết đói nếu tiếp tục ở lại Gurugram. Ngoại thành New Delhi, trong tình trạng không có miếng ăn. Vì thất nghiệp trong lúc Ấn Độ áp dụng lệnh phong tỏa phòng chống dịch Covid-19 lây lan, theo báo The Guardian.
Cha cô, bị liệt hai chi dưới sau một tai nạn, mỗi ngày kiếm sống bằng cách lái xe lam. Tuy nhiên, ông bị thất nghiệp khi dịch bệnh ập đến.
Trong cảnh khốn cùng, trước khi bị chủ nhà đuổi khỏi nơi cho thuê. Kumari nảy ra ý định mua một chiếc xe đạp và chở cha về quê.
Cô gái nhỏ đạp xe suốt 10 ngày, chở theo người cha ôm hành lý đơn giản của hai cha con. Cái nóng trên đường ngày càng khủng khiếp hơn. Và họ sống nhờ vào miếng ăn, thức uống từ lòng tốt của người qua đường.
Hai người đã về đến làng Darbhanga cách đây hơn 1 tuần. Và đến nay sức khỏe của cô vẫn chưa thực sự hồi phục sau chuyến hành trình khó khăn.
Lòng hiếu thảo của Kumari đã thu hút sự chú ý của Liên đoàn Xe đạp Ấn Độ. Tổ chức chuyên đào tạo các đội cua rơ tham gia thi tài Olympic. Họ đề nghị tặng cô vé xe lửa. Trong trường hợp Kumari dự định quay về New Delhi vào tháng tới. Thời điểm lệnh phong tỏa được dỡ bỏ.
Jyoti Kumari được mời làm đại sứ
Trước những lời khen ngợi từ trong nước lẫn quốc tế, Kumari gửi lời cảm ơn mọi người. Nhưng nói rằng cô không mong cầu sự nổi tiếng. “Đó là quyết định trong cơn tuyệt vọng”, cô cho biết.
Dayanidhan Pandey, Giám đốc Cục An sinh – Xã hội ở bang Bihar, chia sẻ. Chính quyền bang đã chọn “anh hùng đời thực” 15 tuổi này. Để đẩy mạnh hơn chiến dịch chống lại việc sử dụng ma túy của giới trẻ.
“Chúng tôi không thể có lựa chọn nào tốt hơn một cô gái đã thể hiện sự dũng cảm để chiến đấu với nghịch cảnh. Giới trẻ đang trở thành con mồi của ma túy. Và cô ấy sẽ truyền cảm hứng cho họ chống lại những cám dỗ đó”, ông nói.
Vị quan chức này đã đến thăm làng của Jyoti Kumai ở Darbhanga. Để bổ nhiệm cô làm đại sứ thương hiệu của chương trình. Kumari sẽ đại diện tuyên truyền “Kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống ma túy của chính phủ Ấn Độ”. Giai đoạn 2018-2025 tại bang Bihar. Chương trình do Bộ Tư pháp nước này xây dựng. Nhằm mục đích giảm thiểu hậu quả bất lợi của việc lạm dụng ma túy.
“Kumari sẽ đến thăm các trường trung học và đại học trên toàn bang. Để phổ biến cho giới trẻ nhận thức được tác hại của ma túy và các dạng chất gây nghiện khác”, ông Pandey nói. Về phía Kumari, nữ sinh bày tỏ sự hạnh phúc và vinh dự khi được mời vào vai trò này.
More Stories
Bạn cho rằng ngôn ngữ tình yêu có quan trọng trong mối quan hệ không?
Đàn ông có thật sự “nghén” khi vợ mình mang thai?
Thời đại ngày nay, phụ nữ không muốn sinh con vì quá áp lực