19/09/2024

Tin Tổng Hợp | Tin Tức Trong Ngày

Cập Nhật Tin Chính Trị | Kinh Tế | Giải Trí

Chuyện tình nửa thế kỷ vợ chồng U80 yêu nhau từ lúc 5 tuổi

Chuyện tình vợ chồng U80 quen nhau từ lúc 5 tuổi

Ông Huỳnh Duy Tế (71 tuổi, quận Bình Thạnh, TP.HCM) bị tật ở hai chân khi tham gia chiến tranh. Vợ ông – bà Nguyễn Thị Út, 71 tuổi cũng đang mang trong người nhiều căn bệnh. Tuy nhiên những năm qua, ông bà vẫn mưu sinh bằng nghề nhặt ve chai. Và không làm phiền đến 3 con trai đã lập gia đình ở nơi xa. Mới đây, khi nhận lời tham gia chương trình Mảnh ghép hoàn hảo, ông bà kể lại câu chuyện tình yêu của mình khiến nhiều người xúc động. Ông Tế kể, ông gặp bà Út khi họ mới có 5 tuổi. Mùa hè năm ấy, ông được các cô chú, anh chị trong xóm cũ rủ đi chơi thì gặp được bà Út.

Cơ duyên gặp gỡ từ khi 5 tuổi

Vừa gặp bạn gái sau 12 năm xa cách, ông Tế hỏi: “Em có nhớ anh không?” và đòi cưới bà Út ngay. Ban đầu, bà Út từ chối. Nhưng lâu dần bà yêu ông lúc nào không hay.

Sau đó, vì nhiều lý do khác nhau, hai người phải xa nhau trong thời gian dài. Năm 17 tuổi, ông bà gặp nhau lần nữa. Vừa gặp cô bạn gái cũ, ông Tế hỏi ngay: “Có nhớ anh không?”. Sau đó, ông về thưa chuyện với ba mẹ để được cưới bà Út. “Lúc 5 tuổi, bà ấy đã ‘lọt vào mắt xanh’ của tôi. Khi phải xa nhau, tôi vẫn không quên bà ấy”, ông Tế kể.

Ban đầu, bà Út trả lời lạnh tanh: “Tôi không biết anh là ai” rồi bỏ đi. Vì muốn chuyển hóa nỗi nhớ thành tình yêu. Ông tìm mọi cách phải cưới bà bằng được. “Tôi tìm đến mẹ bà ấy, nhờ giúp đỡ”, ông Tế nhớ lại.

Bà Út cho biết, 17 tuổi, bà chưa biết yêu là gì. Trong suy nghĩ của bà lúc đó, phải đến năm 20 tuổi mới lấy chồng. Thế nhưng, bà không thể cãi lời mẹ.

Cơ duyên gặp gỡ từ khi 5 tuổi

Lấy chồng khi chưa có tình yêu, lại ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”. Sau đám cưới mấy ngày, bà đòi chồng đưa về “trả lại cho mẹ”. Nhìn vợ, ông Tế hài hước: “Ngày con gái, bà ấy xấu quắc. Đến khi cưới về mấy tháng, bà ấy trổ mã, đẹp nhất xóm luôn”.

Con đường hạnh phúc quãng tuổi già

Dù mới đầu là vậy, nhưng khi bước vào hôn nhân, ông bà ít khi to tiếng, giận hờn. “Mỗi khi tôi làm sai hay không đúng ý, ông ấy chỉ nhắc nhở. “Cái này sai rồi, lần sau làm lại”. Hơn 50 năm sống chung, ông ấy chưa một lần nặng lời với tôi”, giọng bà hạnh phúc.

Ông Tế cho biết, ông sợ mắng sẽ khiến vợ bỏ đi. Ông sẽ không bao giờ tìm được người yêu mình. Và hi sinh vì gia đình như bà. “Vợ chồng giận hờn là chuyện đương nhiên, ai cũng gặp phải. Nhưng cứ chồng giận bà ấy đi theo năn nỉ. Đến khi tôi vui mới thôi”, ông nhìn vợ nói.

Ông kể, trước năm 1975, vợ chồng ông có căn nhà khang trang ở gần chợ Thị Nghè. Tuy nhiên, một biến cố xảy ra khiến căn nhà bị cháy. May mắn, ông bà được một người thân cho ở tạm căn nhà mái tôn. Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Trường Sa (quận Bình Thạnh).

Con đường hạnh phúc quãng tuổi già

Mấy năm qua, ông bà mưu sinh bằng nghề nhặt ve chai. Ban ngày, hai vợ chồng cùng đi nhặt. Tối về phân loại để sáng hôm sau mang bán. Mỗi ngày, họ chỉ bán được 30 – 50 ngàn đồng để chi tiêu, ăn uống. Dù cuộc sống vật chất còn khó khăn, nhưng ông bà vẫn sống hạnh phúc, vui vẻ. Ông quan niệm: “Tiền có nhiều xài nhiều, có ít xài ít. Chỉ cần hai vợ chồng nương tựa vào nhau”. Sau đó, ông nắm tay vợ: “Mình sống với nhau như vậy là êm đềm. Chỉ chờ đến ngày tàn thôi”.

Diệu Nhi đi nhặt, xin chai lọ giúp ông bà cụ nhặt ve chai

Diệu Nhi không khỏi xúc động khi biết về gia cảnh của ông Huỳnh Duy Tế và bà Nguyễn Thị Út. Đã ngoài tuổi 70 vẫn phải chia nhau lặn lội qua từng con đường nhặt nhạnh ve chai. Kiếm vài chục ngàn đồng đắp đỗi qua ngày.

“Khi biết ông bà có con nhưng phải chịu cảnh ở xa con, không được con cái chăm sóc phụng dưỡng. Nhi cảm thấy thật sự thương xót. Nhưng cũng rất ngưỡng mộ tình yêu đậm sâu, lãng mạn ông bà dành cho nhau suốt 60 năm qua. Nhi lấy đó làm động lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống”, Diệu Nhi cho biết.

Diệu Nhi đi nhặt, xin chai lọ giúp ông bà cụ nhặt ve chai

Diệu Nhi xắn tay áo, lần đầu đi nhặt, xin ve chai để giúp bà Nguyễn Thị Út. Với sự lém lỉnh, duyên dáng, cùng tiếng rao “Ai ve chai, sắt vụn cho không không hôn”. Khiến người dân ven đường bật cười, nhiệt tình hỗ trợ cô. Diệu Nhi chia sẻ: “Lần đầu tiên thấy chai lọ, ve chai mà như bắt được vàng”.

Là khách mời mở màn cho số đầu tiên của chương trình, Diệu Nhi đã mang đến niềm vui, tiếng cười. Là động lực cổ vũ tinh thần cho nhân vật của chương trình. Sự vươn lên trong khó khăn cùng một tình yêu hạnh phúc của ông bà cụ nhặt ve chai. Đã truyền cảm hứng khiến Diệu Nhi và khán giả theo dõi chương trình cũng không kiềm đươc nước mắt.