19/09/2024

Tin Tổng Hợp | Tin Tức Trong Ngày

Cập Nhật Tin Chính Trị | Kinh Tế | Giải Trí

Cây gạo: công dụng và cách dùng cây gạo chữa bệnh hiệu quả nhất

cây hoa gạo

Cây gạo là một loại cây được trồng nhiều ở khu vực phía Bắc. Cây gạo còn có tên khác nữa là mộc mien hoặc hồng miên, cây thuộc họ Gạo. Loại cây này thường xuất hiện nhiều ở các vùng nhiệt đới, thân cây cao thẳng và lá của chúng thường rụng vào mùa đông. Hoa gạo không chỉ đem lại vẻ đẹp ở không gian sống và môi trường. Mà loại cây này còn có khá nhiều công dụng tốt trong y học. Từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng hoa gạo làm thuốc chữa bệnh. Có thể kể đến như chữa bệnh viêm dạ dày, cầm máu vết thương,…..

Nhận biết cây gạo

Cây gạo là một loài cây gỗ, được phân bố khá rộng ở Đông Nam Á và vùng cận nhiệt đới Trung Hoa. Với Việt Nam, cây gạo còn được coi là một trong những biểu tượng của làng quê Việt Nam. Với hình ảnh “hoa gạo nở đỏ rực cả một góc trời”. Thế nhưng, ít ai biết rằng, cây gạo còn có thể chữa được một số bệnh tiêu hóa và trị bỏng rất tốt. Cây gạo còn có tên là mộc miên thụ [Salmalia malabarica (DC.) Schott et Endl., gossampinus malabarica (DC.) Merr. ]. Họ Gạo (Bombacaceae) là cây vừa cho nhiều vị thuốc quý vừa làm cảnh, vừa lấy gỗ. Gạo là cây dễ trồng và mau lớn. Chỉ cần sau 2 năm là cây đã đạt tới chiều cao 2 – 3m.

Sau vài chục năm, gạo đã là cây đại thụ, cao hàng chục mét. Hàng năm, cứ sang xuân, hoa gạo lại nở đỏ rực cả một vùng làm cho cảnh đồng quê lại đậm thêm hương sắc. Cây gạo được trồng ở hầu hết các vùng miền trong nước ta. Cây gạo có nhiều ở Hà Nội: Mỹ Đức (Chùa Hương), Phú Xuyên, Long Biên… và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Hoa gạo, còn gọi là mộc miên hoa, chứa nhiều protein, carbonhydrat, Ca, Mg, P… Vỏ thân chứa tanin, gôm…

Công dụng chữa bệnh của cây gạo

Công dụng chữa bệnh của cây gạo

Rễ chứa cephalin phosphatid, chất nhầy, protein, chất béo… và các chất gôm nhầy. Khi dùng có thể phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn cho mùi thơm, ngậy như mùi hạt vừng. Hoa gạo dùng trị các bệnh đau loét dạ dày, tá tràng hoặc kiết lỵ, tiêu chảy; hoặc các bệnh thiếu máu nhược sắc, da xanh xao; các trường hợp rong kinh, đa kinh, hoặc mất máu sau phẫu thuật…

Đem hoa gạo rửa sạch, để ráo nước, sấy khô, tán bột mịn, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 5g. Cũng có thể lấy nguyên cả hoa khô sắc uống, ngày 20 – 30g, chia 2 lần uống trong ngày. Liều lượng, hoa khô, ngày 20 – 30g, dạng bột, sắc.

Một số chứng bệnh thường dùng cây gạo

  • Trị lỵ, viêm ruột: hoa gạo, kim ngân hoa, rễ phượng vĩ thảo, còn gọi là rễ seo gà (Pteris multifida Poir.), mỗi vị 15g, sắc uống, ngày một thang.
  • Trị đau dạ dày: hoa gạo 30g, rễ lưỡng phù trâm hay còn gọi là hoàng lực (Zanthoxylum nitidum DC.) 6g, sắc uống, mỗi ngày một thang, uống 3 – 4 tuần lễ.
  • Trị bỏng: lấy hoa tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã nát, ép lấy nước bôi vào vết bỏng, hoặc lấy nước ép hoa gạo, trộn đều với dầu gấc, đồng lượng, bôi vào vết bỏng.

Cách sử dụng cây gạo chữa bệnh phù nề do chấn thương

Vỏ thân cây mộc miên

  • Vỏ thân cây mộc miên 100g, củ nghệ vàng già 100g.
  • Vỏ thân cây mộc miên băm nhỏ, giã nát, nghệ vàng thái mỏng, dùng giấm thanh và rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vùng bị sưng nề khi còn nóng.
  • Chữa tê thấp đau mỏi:
  • Vỏ thân mộc miên, dây đau xương, thân cây bọt ếch, mỗi thứ 1kg; vỏ cây lá đắng 2kg.
  • Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với nước lấy 200ml cao lỏng.
  • Hòa 200ml rượu và 100ml sirô vào cao để được nửa lít thành phẩm.
  • Ngày uống 50ml, chia 2 lần.

Cách dùng cây gạo trị bong gân

  • Vỏ thân cây mộc miên 16g (cạo bỏ vỏ ngoài, sao rượu), lá lốt 16g (sao vàng), sắc với 750ml nước, cô còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày.
  • Vỏ thân cây mộc miên tươi, rau má tươi, vòi voi tươi và bồ công anh tươi, bốn thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, bó vào chỗ sưng đau.
  • Vỏ thân cây mộc miên tươi, lá náng, quả đu đủ non, ba thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nhuyễn, đắp vào chỗ sưng đau.