19/09/2024

Tin Tổng Hợp | Tin Tức Trong Ngày

Cập Nhật Tin Chính Trị | Kinh Tế | Giải Trí

Cách để món rau luộc không bị bấy, xanh mướt, giữ nguyên dinh dưỡng

Rau luộc là một món ăn mà người dân Việt Nam rất quen thuộc và hầu như luôn có trong các bữa cơm gia đình. Lý do đơn giản là nó có nhiều dĩnh dưỡng và các bước thục hiện cũng đơn giản, tiết kiệm thời gian cho bà nội trợ. Tuy nhiên, các loại rau luộc thông thường không để được lâu, đặc và mềm nhanh chóng, chuyển sang màu đen sau 15 phút nấu. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách giải quyết tất cả các vấn đề trên, chỉ với một vài mẹo nhỏ, bạn có thể sử dụng những nguyên liệu có sẵn trong gian bếp của mình để luộc rau được ngon. Để món rau nấu được tươi, xanh và bổ dưỡng, bạn nên nhớ những nguyên tắc này nhé.

Những tiêu chuẩn khi luộc rau

Về thời gian: Thời gian cần để luộc rau thường khoảng từ 2 – 5 phút, bạn nên lưu ý đừng luộc chín quá kẻo làm mất vitamin và rau cũng mất ngon.

Về dụng cụ nấu nướng: Lời khuyên cho bạn là dùng chảo gang sâu lòng vì bề rộng mặt nước nhiều sẽ đảm bảo được việc nước luộc ngập mặt rau, tránh tình trạng rau chín không đều và có màu không đẹp.

Về gia vị hỗ trợ:

  • Sử dụng đường hoặc muối khi luộc rau không chỉ giúp món rau thêm đậm đà; mà còn giữ màu xanh đẹp mắt cho món rau luộc.
  • Dầu ăn sẽ giúp rau xanh bóng đẹp mắt, tuy nhiên cách này có nhược điểm là sẽ khó sử dụng phần nước luộc sau đó nếu như bạn luộc rau muống.
  • Một chút chanh tươi hoặc giấm gạo giúp sẽ giữ màu rau mà không ảnh hưởng đến hương vị ban đầu.

Những điểm cần lưu ý khi luộc rau

Đợi nước sôi già: Không nên cho rau vào nước lạnh hoặc nước chưa sôi già. Điều này sẽ kéo dài quá trình chín của rau làm rau củ mềm, không còn giữ được độ giòn. Luộc rau trên lửa lớn giúp giữ được dưỡng chất có trong rau củ.

Không đậy nắp khi luộc rau: Nếu đậy nắp sẽ làm hơi nước giữ lại trong nồi, rau củ, nhất làm đập bắp, rau mồng tơi,… sẽ nhanh vàng hơn.

Luôn để rau ráo nước sau khi luộc: Nhiều chị em có thói quen lấy rau từ nồi và cho ngay vào đĩa. Làm như vậy, phần nước từ rau đọng phía dưới làm rau mau nhớt và hỏng hơn.

Cách làm cho rau luộc tươi giòn

  • Thêm muối trắng vào nước luộc rau

Cho khoảng 1 muỗng cà phê muối vào nồi nước luộc rau khoảng 1 – 1.5 lít nước. Sau đó đợi nước sôi già thì cho rau vào luộc. Khi rau chín lập tức với ngay ra ngoài, tránh để rau mềm hơn. Muối có tác đụng làm tăng độ nóng của nước luộc giúp thúc đẩy quá trình chín nhanh của rau, giúp rau xanh mướt. Bên cạnh đó, muối còn làm rau đậm vị hơn.

Thêm muối trắng vào nước luộc rau

  • Thêm giấm/ chanh vào nước luộc rau

Với 1 -1.5 lít nước luộc rau, bạn cho thêm 2 muỗng cà phê nước cốt chanh/ giấm (gạo, táo,…). Đợi nước sôi nhẹ, bạn cho chanh hoặc giấm vào và đợi nước sôi bùng rồi luộc rau như bình thường.

Nước cốt chanh/ giấm sẽ giúp rau có màu đậm hơn. Nhất là đối với các loại củ quả có màu cam đỏ như rốt, củ đền. Hương chanh cũng giúp rau có hương vị tươi hơn.

  • Thêm dầu ăn vào nước luộc rau

Khi nước sôi già, hãy cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn vào rồi hãy cho rau củ vào luộc. Dầu ăn không những giúp rau xanh tươi lâu mà còn làm rau có độ bóng mướt mắt.

  • Ngâm rau vào đá ngay sau khi luộc

Thông thường, khi vớt rau ra ngoài, chị em nên cho ngay vào một tô nước đá lạnh khoảng 3 phút. Điều này sẽ giúp ngăn quá trình chín của rau củ, làm rau củ giòn và xanh lâu. Để hiệu quả hơn, chị em có thể ngâm rau quả vào nước đá sau khi đã luộc chín rau cũng với 1 trong 3 mẹo nhỏ trên.

Ngâm rau vào đá ngay sau khi luộc

Kết luận

Bữa cơm gia đình Việt đã quá quen thuộc với món rau củ luộc ăn kèm cùng chao, kho quẹt, cá kho, thịt kho, rau luộc trộn miến xào, hủ tiếu xào, mì xào… Bạn nghĩ đây là một món ăn đơn giản. Chỉ cần cho rau vào nước luộc chín? Tuy nhiên, thành phẩm lại không được như ý muốn. Sau khoảng 15 – 20 phút, bạn sẽ thấy rau bắt đầu sẫm màu và mềm nhũn đi. Rau cùng sẽ nhanh hôi, ra nước nhớt, nhanh hư. Chỉ cần một chút bí quyết và nước luộc rau. Bạn sẽ khác phục được tình trạng này. Chúc bạn thành công nhé!