19/09/2024

Tin Tổng Hợp | Tin Tức Trong Ngày

Cập Nhật Tin Chính Trị | Kinh Tế | Giải Trí

Cách chọn khoai tây ngon và bảo quản đúng cách

Khoai tây là thực phẩm bổ dưỡng được các bà nội trợ ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn khoai tây ngon, nếu chọn nhầm loại khoai tây sẽ khiến khoai để quá lâu không chín, đặc biệt có hại cho sức khỏe. Khoai tây có nhiều hình dạng, kích cỡ và hương vị, và có nhiều cách để lựa chọn, sơ chế và bảo quản loại củ giàu chất dinh dưỡng này. Tìm hiểu những mẹo sau để chọn khoai tây phù hợp. Giúp gia đình có những bữa ăn hoàn hảo với thực phẩm siêu bổ dưỡng này nhé!

Chọn khoai tây phù hợp với kế hoạch nấu ăn

Nếu bạn định nướng, chiên, áp chảo hoặc nghiền khoai tây thì hãy chọn củ ít nước và nhiều tinh bột. Còn nếu định dùng khoai tây để nấu súp, hầm hay làm salad thì khoai tây đỏ là lựa chọn cực phù hợp, bởi chúng có hàm lượng nước cao và ít tinh bột, đặc biệt vẫn sẽ giữ được hình dạng khi nấu chín.

Và nếu như, gần nhà bạn không có quá nhiều loại khoai tây thì khoai tây vàng cực kì phổ biến cũng là lựa chọn không tồi chút nào. Đây được mệnh danh là loại khoai “đa năng” bởi nó có thể được nướng, nghiền, dùng trong súp hay salad.

Không mua khoai tây có vết cắt, sứt sẹo hoặc mọc mầm

Ngoài việc chọn đúng loại khoai thì việc để ý đến hình thức của chúng cũng quan trọng không kém. Khi chọn khoai tây, hãy tìm những củ có vỏ sạch, nhẵn và còn nguyên vẹn – không có vết cắt, sứt sẹo hay mọc mầm. Khi sờ phải chắc chắn, không mềm hay bị đổi màu.

Khi một củ khoai tây quá già, các chất tinh bột trong khoai được chuyển đổi thành các loại đường. Đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit gọi là solanine và chaconine-alpha. Các alcaloit thường tập trung trong thân, lá, mầm khoai tây cũng như khu vực vỏ màu da xanh lá cây của củ. Số lượng alcaloit phụ thuộc vào các điều kiện bảo quản và độ tuổi của khoai tây.

Nếu củ có vỏ màu xanh lá cây và mọc mầm khi mua, loại khoai tây này có thể đầu độc bạn. Nên gọt bỏ mầm của khoai tây để chắc chắn tinh bột trong khoai chưa được chuyển đổi thành các alcaloit độc hại và rằng khoai được an toàn. Tốt nhất là không nên ăn củ khoai tây này.

Không mua khoai tây có vết cắt, sứt sẹo hoặc mọc mầm

Không rửa khoai tây trước khi bảo quản

Mặc dù nó có vẻ như sạch sẽ, an toàn nhưng rửa nước lại làm cho chúng dễ bị thối rữa. Giữ khoai tây khô càng tốt trước và trong quá trình bảo quản. Nếu khoai tây của bạn bị bẩn, hãy chờ cho đất khô rồi dùng một cái bàn chải khô (như bàn chải đánh răng). Hoặc miếng vải, cọ/ lau nhẹ để loại bỏ đất. Bạn chỉ nên rửa trước khi bắt đầu chế biến chúng.

Không để khoai tây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Sau khi mua khoai tây về nhà, hãy để chúng ở một góc tối. Để có thể giữ nguyên được độ tươi ngon cũng như kết cấu dinh dưỡng. Nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khoai tây sẽ chuyển sang mà xanh – màu sắc của chất hóa học solanin, có thể gây độc khi ăn phải.

Nếu khoai tây xuất hiện những đốm xanh li ti thì không cần thiết phải bỏ cả củ khoai. Chỉ cần cắt bỏ những phần có màu xanh và sử dụng phần còn lại.

Không để khoai tây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Hãy chọn một nơi mát mẻ, có hệ thống thông gió tốt để bảo quản khoai tây, nhưng đặc biệt không được bỏ vào tủ lạnh. Ở nhiệt độ của tủ lạnh, tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường, có thể thay đổi hương vị cũng như kết cấu của khoai khi lấy ra chế biến.

Giữ khoai tây trong môi trường quá ấm cũng là nguyên nhân khiến khoai dễ bị hỏng và mất đi dinh dưỡng.

Nên sử dụng trong 1 tuần, nếu không hãy cấp đông chúng

Khi được bảo quản trong điều kiện lý tưởng, khoai tây có thể để được vài tuần. Nhưng tốt hơn hết, bạn chỉ nên sử dụng chúng trong vòng 1 tuần kể từ ngày mua. Để khoai tây quá lâu không sử dụng sẽ khiến khoai bị mềm, mọc mầm, không tốt khi nấu ăn.

Khoai tây đông lạnh có thể giữ được trong vòng một năm. Chính vì vậy, nếu không sử dụng hết số khoai đã mua; hãy rửa sạch, gọt vỏ, cắt nhỏ và cho vào tủ đông để bảo quản.

Ngâm khoai đã gọt vỏ vào nước khi chưa dùng ngay

Theo Palak Patel, đầu bếp tại Viện Giáo dục Ẩm thực Hoa Kỳ; khoai tây đã gọt vỏ sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu nâu khi để lâu. Và để khắc phục tình trạng này. Hãy bỏ khoai đã gọt vỏ vào nước lạnh cho đến khi bạn có nhu cầu nấu chúng. Khoai tây có thể được bảo quản bằng cách này trong vòng vài giờ. Nhưng một số chất dinh dưỡng hòa tan trong nước sẽ bị mất đi.

Giống như hầu hết các loại rau, tốt nhất bạn không nên rửa hoặc tráng trước khi bảo quản. Bởi vỏ ngoài ẩm ướt dễ khiến khoai tây bị hỏng. Khi nào sẵn sáng sử dụng, bạn mới nên mang khoai tây đi rửa rồi chế biến ngay khi rửa xong.

Ngâm khoai đã gọt vỏ vào nước khi chưa dùng ngay

Cho muối vào khi khoai còn nóng

Khoai tây rất giàu tinh bột và cần nhiều muối hơn các loại rau khác. Điều này thực sự quan trọng nếu bạn muốn làm khoai tây nghiền hay nướng. Cho muối vào khoai khi nóng rất tiện lợi bởi nhiệt sẽ giúp muối ngấm sâu và đều vào khoai tây.

Bỏ thói quen bọc giấy bạc khi nướng khoai tây

Để có món khoai tây nướng hoàn hảo với phần bên trong mềm mịn và vỏ ngoài giòn rụm. Bạn không nên sử dụng giấy bạc bọc bên ngoài. Nướng khoai mà không bọc giấy bạc sẽ khiến củ khoai ngon hơn rất nhiều.