Công chúa mới nhất của Disney – Raya được lấy cảm hứng từ Hai Bà Trưng của Việt Nam và nữ anh hùng người Malaysia Tun Fatimah. Disney gần đây đã chi hơn 100 triệu USD để thuê nhiều nghệ sĩ Châu Á để thực hiện dự án Raya và rồng thần cuối cùng. Hãng Disney đang tìm kiếm cơ hội để thâm nhập lĩnh vực này thị trường tiềm năng hơn một tỷ dân này. Trên CBR, hai nhà biên kịch Qui Nguyen và Adele Lim cho biết nhân vật chính được lấy cảm hứng từ các nữ anh hùng như Tun Fatimah và Hai Bà Trưng, và khán giả có cơ hội được chiêm ngưỡng lần đầu hình ảnh cánh đồng lúa và chợ nổi quen thuộc.
Bộ phim Raya một dự án làm sóng phim Châu Á
Raya và rồng thần cuối cùng chỉ là một dự án trong làn sóng phim Á Đông tại Hollywood. Với các nền văn minh hàng nghìn năm lịch sử. Châu Á là kho tàng kịch bản đang chờ đợi các nhà làm phim khai thác. Tờ Hollywood Reporter nhận xét trào lưu làm phim về văn hóa Á Đông. Điều này đã manh nha tại Hollywood nhiều năm qua. Một thập kỷ trở lại đây, phong trào này nở rộ sau khi các tác phẩm như KungFu Panda; Crazy Rich Asians liên tục gây tiếng vang và thành công tại phòng vé.
Trong một nghiên cứu gần đây, đại học Southern California chỉ ra: “Người gốc Á hiện chiếm khoảng 7% dân số Mỹ, khoảng 22 triệu. Đồng thời, sẽ tăng nhanh trong tương lai. Họ tiêu khoảng 1 nghìn tỷ USD mỗi năm, ngang ngửa GDP của các quốc gia như Hà Lan, Mexico… Các hãng phim sẽ sớm thực hiện thêm nhiều dự án với chủ đề. Diễn viên gốc Á để tấn công thị trường giàu tiềm năng này”.
Chi phí đầu tư thấp
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng dự án tuyển dụng diễn viên, đạo diễn châu Á. Thường có kinh phí thấp hơn so với nghệ sĩ Hollywood. Các dự án với ngân sách nhỏ nhưng tiềm năng lớn. Vì hướng tới cộng đồng đông đảo người Mỹ gốc Á.
Tờ BBC nhận định các dự án đề tài văn hóa Á Đông hoàn toàn có khả năng chinh phục nhiều đối tượng khán giả. Parasite thu hơn 53 triệu USD tại thị trường Bắc Mỹ. Nơi nổi tiếng không chuộng các bộ phim tiếng nước ngoài. Raya và rồng thần cuối cùng đứng đầu phòng vé Mỹ trong tuần đầu ra mắt với 27,1 triệu USD. To All the Boys: Always and Forever của Lanar Condor gây sốt khi phát trực tuyến trên Netflix.
Kịch bản phim đến từ các quốc gia châu Á “được lòng” giới chuyên môn. “Quái kiệt” Hàn Quốc Bong Joon Ho khiến Hollywood ngỡ ngàng khi “càn quét” Oscar với Parasite. Bộ phim chỉ có ngân sách khoảng 10 triệu USD, ngang hàng phim độc lập kinh phí thấp tại Mỹ. Năm qua, Nomadland của đạo diễn gốc Trung Quốc Chloe Zhao liên tục thắng các giải điện ảnh uy tín như Venice, Quả Cầu Vàng.
Đồng thời, được dự đoán là hạt giống sáng giá cho Oscar vào tháng 4. Minari – bộ phim kết hợp giữa các nhà sản xuất Hollywood và êkíp đạo diễn; diễn viên Hàn – đoạt giải “Phim tiếng nước ngoài xuất sắc” tại Quả Cầu Vàng. Bên cạnh đó, nhận đề cử “Phim hay nhất” tại Oscar sắp tới.
Những tranh cãi xung quanh dự án phim về Châu Á
Tuy nhiên, nhiều dự án về châu Á của các đạo diễn phương Tây thường gây tranh cãi về việc chiếm dụng văn hóa hay thiếu nhạy bén so với gu thưởng thức của người dân khu vực này. Năm 2020, Mulan bản người đóng của Disney không đạt kỳ vọng tại Trung Quốc. Memoirs of a Geisha cũng từng bị nhiều khán giả Nhật Bản chê khi ra mắt vì nhiều điểm sai lệch văn hóa.
Giải quyết vấn đề này, các hãng phim Hollywood đang tích cực trao cơ hội hơn cho các nghệ sĩ gốc Á. Các diễn viên như Lana Condor, Kelly Marie Tran , Awkwafina… liên tục góp mặt trong các dự án lớn. Raya và rồng thần cuối cùng được sản xuất với êkíp gồm hai biên kịch Qui Nguyễn (gốc Việt) và Adele Lim (Malaysia). Marvel cũng đang sản xuất Shang-chi, bom tấn siêu anh hùng châu Á đầu tiên, do đạo diễn gốc Nhật Destin Daniel Cretton thực hiện, dự kiến ra rạp vào tháng 7.
Làn sóng phim Châu Á
Tờ Conversation nhận định: “Các hãng phim đang dần nhận ra những dàn diễn viên đa chủng tộc hoàn toàn có thể kiếm lời tương đương, thậm chí hơn, so với cách tuyển các diễn viên phương Tây kiểu cũ”. Tờ này cũng cho rằng ngoài Bắc Mỹ, các phim về văn hóa Á Đông có cơ hội lớn tại thị trường toàn cầu trong bối cảnh Covid-19. Thị trường Bắc Mỹ mất đi vị trí độc tôn khi hàng loạt rạp chiếu, trường quay đóng cửa. Các bom tấn Hollywood phải “cầm chuông đi đánh xứ người”, tìm cách bù lỗ tại các nơi kiểm soát dịch tốt hơn. Thị trường châu Á – Thái Bình Dương năm qua đạt 51% tổng doanh thu phòng vé toàn cầu.
Nhận xét về làn sóng châu Á tại Hollywood, Mike Goodridge – giám đốc nghệ thuật LHP quốc tế Macau – nói với BBC: “Trong quá khứ, chúng tôi bị lệ thuộc vào các bom tấn Hollywood. Họ làm phim và chiếu khắp thế giới. Nhưng với sự nở rộ của phim trực tuyến, khán giả muốn xem câu chuyện về địa phương, quốc gia họ. Bạn không thể đơn thuần tung những bom tấn như Marvel là đủ thỏa mãn nhóm khán giả đó”.
Nội dung phim Raya
Trong phim, nhân vật người bố của Raya được cô kính cẩn gọi là “ba”. Một từ cửa miệng hằng ngày của rất nhiều người Việt dùng để gọi đấng sinh thành. Để chào hỏi nhau hoặc tỏ rõ sự biết ơn. Các nhân vật trong phim chắp hai tay thành hình tròn và đưa lên đầu, mặt hơi cúi. Đây là một trong những thói quen sinh hoạt của vùng đất giả tưởng Kumandra. Ở Lào, hình thức này được gọi là “nop”, ở Thái được gọi là “wai”
Trái cây trong phim cũng đa dạng. Đó là những loại trái ở Việt Nam hễ ra chợ là sẽ thấy như thanh long, sầu riêng, vải, xoài, quýt… Hình tượng rồng thần Sisu với thân dài, không sở hữu cánh để bay như rồng phương Tây được lấy cảm hứng từ linh vật Naga. Chúa tể loài rắn trong tín ngưỡng dân gian các quốc gia Đông Nam Á
Trong phim, Sisu là chú rồng cuối cùng còn sót lại sau khi loài rồng bị tận diệt 500 năm trước. Raya vì muốn cứu thế giới loài người lẫn cha mình. Nên đã chu du đến nhiều vùng đất, cuối cùng “đánh thức” được Sisu sau giấc ngủ dài. Cô rồng này đồng ý giúp nữ chiến binh dũng cảm. Sisu chiếm cảm tình khán giả bởi sự hài hước. Dễ thương lẫn khả năng ứng phó tình huống linh hoạt.
More Stories
‘Người đẹp Tây Đô’ tác phẩm để đời của đạo diễn Lê Cung Bắc
Lê Cung Bắc với loạt vai diễn làm lên tên tuổi
Xúc động với cảnh quay dưới mưa của Thái Hoà trong “Cây táo nở hoa”