19/09/2024

Tin Tổng Hợp | Tin Tức Trong Ngày

Cập Nhật Tin Chính Trị | Kinh Tế | Giải Trí

Bạn cho rằng ngôn ngữ tình yêu có quan trọng trong mối quan hệ không?

Ngôn ngữ tình yêu

Khi yêu đương, bạn sẽ có cảm giác mọi thứ đều được bao phủ bởi những điều tốt đẹp và kỳ diệu nhất. Tình yêu có thể chữa khỏi những vết thương lòng và nỗi buồn không tên trong tim bạn. Chính vì thế mà những người khi yêu thường vui vẻ và yêu đời hơn hẳn. Và trong các mối quan hệ, cái nào cũng cần đến nghĩa vụ và trách nhiệm của đôi bên, khi yêu nhau cũng thế. Những cái nắm tay, những cái xoa đầu hay món quà nhỏ không nhân dịp gì cả đều là những thứ hâm nóng tình yêu cực kì hiệu quả. Mà những hành động đó được gọi là ngôn ngữ tình yêu, những thứ này sẽ giúp tình cảm của các cặp đôi trở nên thăng hoa và bền chặt hơn nhiều.

Bạn có muốn bạn trai hay bạn gái tinh tế và quan tâm chăm sóc bạn một cách đúng lúc, đúng nơi không? Những ngôn ngữ tình yêu cần được phát huy một cách nhuần nhuyễn giữa các cặp đôi cũng sẽ là một ưu bước tiến lớn trong mối quan hệ của cả hai. Còn vì sao ngôn ngữ tình yêu lại quan trọng thì hãy cùng chúng tôi khám phá ngay qua bài viết dưới đây.

Khẳng định tình yêu của mình với đối phương

Ngôn ngữ tình yêu không chỉ thể hiện bằng lời nói. Nó còn là cách bạn chăm sóc, dành thời gian cho bạn đời hay đơn giản là một cái nắm tay. Ngôn ngữ tình yêu là lời khẳng định có giá trị kết nối. Được thể hiện bằng lời nói, chữ viết. Nó có thể là những từ thể hiện tình cảm, lời khen ngợi, sự đánh giá, động viên hoặc một câu ngắn gọn, ví dụ “Anh yêu em”.

Lời nói và quà tặng

Tiến sĩ Michelle Rosser-Majors, phó giáo sư ĐH Arizona, Mỹ cho hay: “Là con người, chúng ta khao khát được cảm thấy mình có năng lực, có giá trị. Và được đánh giá cao. Những lời nói tích cực có loại sức mạnh này. Tạo nền tảng cần thiết để xây dựng các mối quan hệ bền vững, hiệu quả”.

Một khái niệm từ tâm lý học tích cực khẳng định. Những lời nói tích cực có thể làm được nhiều điều hơn là chỉ thể hiện tình yêu thương. Nói và nghe những từ tích cực thường xuyên hơn những từ tiêu cực có thể kích hoạt các trung tâm động lực của não. Khuyến khích chúng ta thực hiện hành động tích cực thường xuyên hơn.

Hành động phục vụ là phong thái của một người tinh tế và dành thời gian chất lượng cho nhau

Là làm điều gì đó cho vợ/chồng mà bạn biết họ muốn bạn làm. Như một cách khác để chúng ta trao yêu thương và cảm thấy được yêu thương. Tiến sĩ Rosser-Majors lưu ý rằng phục vụ người khác là một kiểu “lãnh đạo quan hệ”. “Các nhà lãnh đạo đích thực phục vụ người khác. Trước khi phục vụ chính họ. Cách phục vụ không vị kỷ này truyền cảm hứng cho mọi người. Cũng như nhóm xã hội và gia đình – đối tượng họ tác động. Trở nên vĩ đại hơn. Tầm nhìn xa hơn, để khao khát”.

Tiến sĩ Gary Chapman, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất “5 ngôn ngữ tình yêu” cho biết thời gian dành cho bạn đời nên coi trọng chất lượng hơn số lượng. Thời gian đó chỉ nói chuyện. Không có TV, không có điện thoại. Không bị phân tán bởi bất kỳ yếu tố nào.

Chạm vào nhau là để thay cho những lời nói

Chạm vào nhau

Sự đụng chạm cơ thể có thể là một hành động đơn giản. Như đập tay vào nhau hoặc hôn rồi nắm tay bạn đời. Chạm vào nhau là cách giao tiếp đầu tiên mà chúng ta học được khi mới sinh ra. Và rất quan trọng trong quá trình phát triển.

Những người có ngôn ngữ tình yêu là sự đụng chạm cơ thể sẽ cảm thấy khó khăn khi không thể làm vậy. Đó là lý do tại sao chỉ cần gửi một cái ôm. Và ước có thể làm như vậy với họ sẽ khiến bộ não đối phương sản xuất endorphin – hoocmone hạnh phúc. Giống như cách nó sẽ xảy ra nếu cái ôm là thật.

Tặng quà cũng là một hành động thể hiện tình yêu

Các chuyên gia tại ĐH South (Mỹ) cho hay, toàn bộ hành động tặng quà – từ suy nghĩ. Lựa chọn cẩn thận một món đồ hữu hình để thể hiện tình cảm đến việc tặng quà sẽ khơi gợi cảm giác yêu mến với người khác. Món quà không nhất thiết lúc nào cũng phải đắt tiền hay lớn. Nó có thể là thứ gì đó đơn giản. Như mua socola hoặc ngũ cốc yêu thích cho người bạn đời trong cửa hàng tạp hóa. Hay gửi cho vợ/chồng một bức ảnh cả nhà, hình thú cưng. “Cho và nhận đều có những lợi thế về mặt tâm lý. Tặng quà làm tăng cảm giác hài lòng. Và giúp củng cố các mối quan hệ bằng cách thừa nhận tích cực về nhau”, tiến sĩ Jeral Kirwan, ĐH Arizona, cho biết.