Trong 3 thập kỷ trở lại đây, sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu qua từng thập kỷ thể hiện rất rõ rệt. Thế kỷ 21 đang chiếm 17 trên tổng số 18 năm nóng nhất. Theo các nhà nghiên cứu, Trái đất chỉ cần nóng lên thêm vài độ nữa thì thảm họa sẽ xảy ra. Ảnh hưởng đầu tiên nhất là các đại dương. Đại dương ấm lên làm băng ở vùng cực và các sông băng tan chảy. Mực nước biển sẽ dâng cao và thời tiết khắc nghiệt hơn. Nhiệt độ tăng dần ở các đại dương là tin xấu đối với các sinh vật biển. Điều đáng lo là mới đây, các nhà khoa học đã cảnh báo về một nguy cơ các Cực thế giới không thể trở lại như xưa khi Trái đất không ngừng ấm lên toàn cầu.
Cảnh báo về thảm họa sẽ xảy ra
Các nhà khoa học cảnh báo rằng, Trái đất có thể đã đi tới đến điểm không thể quay trở lại của tình trạng ấm lên toàn cầu. Cảnh báo được đưa ra sau chuyến thám hiểm lớn nhất từ trước đến nay đến Bắc Cực. Do nhóm các nhà khoa học khám phá.
Trình bày những phát hiện đầu tiên trong sứ mệnh lớn nhất thế giới tới Bắc Cực. Một cuộc thám hiểm với sự tham gia của 300 nhà khoa học đến từ 20 quốc gia. Ông Markus Rex cho biết, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, băng ở Bắc Cực đang mất đi nhanh hơn bao giờ hết.
Chi phí cho chuyến thám hiểm này là 165 triệu USD. Các nhà khoa học đã trở lại Đức vào tháng 10 sau 389 ngày thám hiểm Bắc Cực. Họ mang về bằng chứng tàn khốc về một Bắc Băng Dương đang “chết dần chết mòn”. Kèm theo những cảnh báo về mùa hè không có băng chỉ trong vài thập kỷ tới . Với 150 terabyte dữ liệu và hơn 1.000 mẫu băng. Dữ liệu thu thập được trong chuyến thám hiểm liên quan tới khí quyển, đại dương, băng biển và hệ sinh thái.
Phát hiện sau chuyến đi đến Bắc Cực
Ông Markus Rex cho biết, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, băng ở Bắc Băng Dương đã bị tổn thất “nhanh hơn vào mùa xuân năm 2020 so với thời điểm bắt đầu thống kê dữ liệu” . Và “độ dày của băng biển trong mùa hè chỉ bằng một nửa so với các thập kỷ trước”.
Nhiệt độ đo được cao hơn 10°C so với nền nhiệt. Con số được ghi nhận trong chuyến thám hiểm Fram do các nhà thám hiểm và nhà khoa học Fridtjof Nansen và Hjalmar Johansen thực hiện vào những năm 1890.
Do bề mặt băng biển nhỏ hơn, đại dương có thể hấp thụ nhiều nhiệt hơn vào mùa hè. Do đó, sự hình thành các tảng băng vào mùa thu diễn ra chậm hơn bình thường.
Thông thường, ấm lên toàn cầu do con người gây ra khiến nhiệt độ bề mặt trên Trái Đất gia tăng. Nó dẫn tới sự bất ổn định của bầu khí quyển. Cũng như làm trầm trọng thêm các hiện tượng thời tiết cực đoan. Ví dụ như gây ra các cơn bão. Tuy nhiên, đối với đại dương điều này lại hoàn toàn khác. Qua nghiên cứu, các chuyên gia về khí hậu nhận thấy rằng khi nhiệt độ tăng cao sẽ làm chậm sự hòa trộn giữa bề mặt của vùng nước ấm và nước mát. Việc này sẽ giúp sản sinh ra nhiều oxy ở dưới mặt nước.
Lập các điểm quan sát để tiếp tục cập nhật tình hình
Bà Stefanie Arndt, chuyên gia về đặc điểm vật lý của biển băng, cho biết: “Thật đau lòng khi biết rằng, chúng ta có thể là thế hệ cuối cùng được chứng kiến một Bắc Cực vẫn có băng bao phủ vào mùa hè“. Theo bà Arndt, lớp băng biển này đang dần thu hẹp lại. Trong khi đây là không gian sống quan trọng của gấu Bắc Cực, hải cẩu và các loài động vật khác.
Để triển khai việc nghiên cứu, 4 điểm quan sát đã được lập ra . Các điểm nằm trên biển băng trong bán kính lên tới 40 km xung quanh con tàu Polarstern thực hiện sứ mệnh.
Trong số dữ liệu thu thập được, có các mẫu nước ở bên dưới lớp băng. Chúng nhằm nghiên cứu sinh vật phù du và vi khuẩn thực vật. Đồng thời hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của hệ sinh thái biển trong điều kiện khắc nghiệt. Hơn 100 thông số được đo gần như liên tục trong năm.
Các thông tin thu thập được sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều mô hình hơn. Từ đó giúp dự đoán những đợt nắng nóng, mưa lớn hoặc bão trong 20, 50 hoặc 100 năm tới.
More Stories
Phát hiện căn bệnh kỳ lạ ở da của đàn cá mập san hô vi trắng
Phát hiện loài cá sấu khổng lồ xuất hiện từ thời tiền sử
Tác phẩm nghệ thuật từ những viên đá cuội được mọi người yêu thích