Trong cuộc sống, ai cũng có những giấc mơ muốn chinh phục. Sống và được chinh phục giấc mơ của mình là điều sẽ khiến mỗi người cảm thấy thật hạnh phúc. Đặc biệt hơn là đối với những người kém may mắn hơn, như những người khiếm thị. Dù họ không có khả năng nhìn thấy thế giới bên ngoài, nhưng thật đáng ngưỡng mộ khi họ đủ dũng cảm chinh phục giấc mơ của mình. Đến với bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn đọc một tinh thần mãnh liệt của một người kiếm thị. Đó chính là ông Trương Hoàng, người Trung Quốc. Ông vừa trở thành người khiếm thị đầu tiên ở Châu Á chinh phục đỉnh Everest.
Người khiếm thị đầu tiên tại Châu Á chinh phục Everest
Ông Trương Hoàng (Zhang Hong) năm nay 46 tuổi, người Trung Quốc. Ông đã chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới từ phía Nepal. Trở thành người khiếm thị đầu tiên ở châu Á và thứ ba trên thế giới leo lên đỉnh Everest.
Sinh ra ở thành phố Trùng Khánh thuộc tây nam Trung Quốc, ông Trương bị mất thị lực ở tuổi 21. Lý do bệnh tăng nhãn áp. Ông Trương được truyền cảm hứng từ Erik Weihenmayer. Đây là một vận động viên leo núi mù người Mỹ đã vượt qua đỉnh Everest vào năm 2001. Ông bắt đầu tập luyện dưới sự hướng dẫn của người bạn hướng dẫn leo núi Qiang Zi.
“Không cần biết bạn tàn tật hay bình thường. Cho dù bạn bị mất thị lực hay không còn chân hay tay, chỉ cần bạn có một tâm hồn vững vàng. Có vậy bạn luôn có thể hoàn thành một việc mà người khác có thể làm được” – ông Trương phát biểu với báo giới sau khi thực hiện được thành tích bản thân đáng ngưỡng mộ trên.
Ông Trương đã hoàn tất hành trình lên ngọn núi Himalaya cao 8.849 mét vào ngày 24/5. Tham gia cùng với 3 hướng dẫn viên leo núi, và quay trở lại trại căn cứ. Đây là điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình chinh phục đỉnh Everest – vào ngày 27/5.
Kể từ khi được nhà leo núi New Zealand Edmund Hillary và sherpa người Nepal Tenzing Norgay chinh phục năm 1953, đến nay đã có 5.789 người leo lên đến đỉnh nóc nhà thế giới, theo dữ liệu từ Himalayan Database.
Cảm xúc của ông Trương khi lên đến đỉnh núi
Ông Trương Hoành thừa nhận bản thân cảm thấy rất sợ. Bởi vì ông không thể nhìn thấy đường đi. Đôi khi bị ngã do không thể tìm được trọng tâm. Tuy nhiên, ông luôn tự nhủ dù khó khăn đến mấy cũng phải đối diện với thách thức hiểm nguy bởi đây là ý nghĩa của bộ môn leo núi.
Ông Trương cho biết: “Tôi vẫn rất sợ hãi. Vì tôi không thể nhìn thấy nơi mình đang đi và không thể tìm thấy trọng tâm của mình. Vì vậy đôi khi tôi sẽ bị ngã. Nhưng tôi cứ nghĩ vì dù vất vả thì tôi cũng phải đối mặt với những khó khăn đó. Đây là một phần của leo núi, có những khó khăn và nguy hiểm. Đây là ý nghĩa của việc leo núi”.
Nepal đã mở cửa trở lại đỉnh Everest vào tháng 4/2021 cho người nước ngoài sau khi đóng cửa vào năm ngoái do đại dịch COVID-19.
Quan chức phụ trách du lịch Nepal, ông Mira Acharya cho biết, hơn 300 nhà leo núi trên thế giới sẽ chinh phục đỉnh Everest trong mùa leo núi cao điểm vào tháng 4 tới. So với thời điểm cùng kỳ năm 2019, trước đại dịch Covid-19, ước tính 381 khách du lịch chinh phục đỉnh núi nổi tiếng này.
More Stories
Phát hiện căn bệnh kỳ lạ ở da của đàn cá mập san hô vi trắng
Hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến Trái đất không thể quay về tình trạng cũ
Phát hiện loài cá sấu khổng lồ xuất hiện từ thời tiền sử