04/04/2025

Tin Tổng Hợp | Tin Tức Trong Ngày

Cập Nhật Tin Chính Trị | Kinh Tế | Giải Trí

5 bài thuốc gia truyền trị viêm loét dạ dày hiệu quả

Bài thuốc trị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là một trong những căn bệnh mà nhiều người gặp phải, đặc biệt trong thời đại “sống gấp” như hiện nay. Căng thẳng, stress, áp lực công việc – cuộc sống kết hợp với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi không khoa học,… là nguyên nhân chính của tình trạng này. Không những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, lâu ngày, chúng còn là nguồn dẫn của nhiều căn bệnh “oái oăm”. 

Vì vậy, nếu bạn hay người thân đang xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên, hãy dùng ngay bài thuốc mà chúng tôi mang đến dưới đây để trị tận gốc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. 

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản

Dùng bạch truật chữa các bệnh viêm dạ dày, viêm ruột

Nguyên liệu:

  • Bạch truật: 6g.
  • Toan táo nhân: 3g.
  • Trần bì: 4,5g
  • Hậu phác: 4,5g.
  • Cam thảo: 1,5g.
  • Gừng: 3g.
  • Nước lọc: 600ml.

Tất cả đem sắc, lọc dùng ngày chia 3 lần.

Cam thảo là một trong những bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày

Dùng cam thảo chữa loét dạ dày

Nguyên liệu:

  • Cao cam thảo: 2 phần.
  • Nước cất: 1 phần.

Hòa tan cao cam thảo với nước, ngày uống 3 lần mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng trực tiếp, không dùng liên tục quá 3 tuần.

Dùng Chè dây chữa loét dạ dày

Theo kinh nghiệm của dân tộc Tày sử dụng 30 – 50g chè dây sắc hoặc hãm nước uống hàng ngày chữa đau dạ dày. Đợt điều trị liên tục từ 15 – 30 ngày liên tục.

Dùng Mộc hương điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên liệu:

  • Mộc hương: 6g.
  • Đương quy, bạch thược, phục linh, kỷ tử, đại táo: mỗi vị 12g.
  • Xuyên khung: 10g.
  • A giao, đại táo: mỗi vị 8g.
  • Ngũ vị tử, trần bì: mỗi vị 6g.
  • Gừng: 2g.

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

Cách pha chế thuốc cùng mộc hương

Dùng Trần bì chữa đau bụng, nôn mửa, ợ hơi, đầy bụng, tiêu hóa kém

Nguyên liệu:

  • Trần bì: 8g.
  • Hoắc hương: 8g.
  • Gừng sống: 3 lát.

Cho tất cả vào sắc với 200 ml nước, cô đặc còn 50ml, dùng trong ngày (Theo Nam dược thần hiệu).

Cách phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Một số cách lựa chọn lối sống và thói quen sẽ có thể làm giảm nguy cơ phát triển của bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng. Bao gồm:

  • Không uống nhiều hơn hai ly những loại đồ uống có cồn mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng Ibuprofen, aspirin và naproxen (NSAID).
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Ăn các loại thực phẩm đã được nấu chín một cách hoàn toàn.
  • Duy trì và thực hiện một lối sống lành mạnh bằng việc bỏ hút thuốc lá. Người bệnh nên có một chế độ ăn uống bổ dưỡng và cân bằng giàu trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Chúng sẽ giúp cho chúng ta ngăn ngừa bệnh loét dạ dày – tá tràng. Đồng thời chúng còn giúp cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe của chính mình.

Trên đây là một vài bài thuốc dân gian quý được lưu truyền chuyên trị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn bảo vệ tốt hơn sức khỏe của chính mình và người thân yêu. Đừng quên thay đổi đồng hồ sinh học, kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi và vận động thể dục thể thao để có một thân hình khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật.